Chính dữ liệu lạc quan này càng củng cố khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 9 tới và qua đó khiến giới đầu tư giảm bớt cổ phiếu trong danh mục, kéo phố Wall có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.
Kết thúc phiên 5/6, chỉ số Dow Jones giảm 56,12 điểm (-0,31%), xuống 17.849,46 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,01 điểm (-0,14%), xuống 2.091,83 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 9,33 điểm (+0,18%), lên 5.068,46 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,9%, chỉ số S&P 500 giảm 0,74%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp của chỉ số này, trong khi chỉ số Nasdaq chỉ giảm nhẹ 0,03%.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, ngoài chị ảnh hưởng thông tin từ thị trường Mỹ, chứng khoán khu vực còn chịu tác động mạnh bởi thông tin Hy Lạp lỡ hẹn trở nợ cho IMF, làm gia tăng khả năng vỡ nợ của quốc gia nay.
Kết thúc phiên 5/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 54,64 điểm (-0,80%), xuống 6.804,60 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 143,45 điểm (-1,26%), xuống 11.197,15 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 66,39 điểm (-1,33%), xuống 4.920,74 điểm.
Trong tuần, chỉ số FTSE 100 giảm 2,57%, chỉ số DAX giảm 1,9%, chỉ số CAC 40 giảm 1,74%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, thận trọng trước báo cáo việc làm của Mỹ, chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ trở lại. Chứng khoán Hồng Kông cũng chịu tác động từ thông tin Âu, Mỹ nên giảm điểm khá mạnh trong phiên cuối tuần, trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc vẫn trong chuỗi ngày tăng không có điểm dừng.
Kết thúc phiên 5/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 27,29 điểm (-0,13%), xuống 20.460,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 291,73 điểm (-1,06%), xuống 27.260,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 75,99 điểm (+1,54%), lên 5.023,10 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 0,5%, chỉ số Hang Seng cũng giảm 0,6%, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng tới 8,92%.
Trên thị trường vàng, báo cáo việc làm khả quan của Mỹ khiến đồng USD tăng mạnh trong phiên cuối tuần, lên mức cao nhất 13 năm so với đồng yên, chỉ số USD cũng tăng 0,9% trong phiên cuối tuần, qua đó gây áp lực lên giá vàng và khiến giá kim loại quý này tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp trong phiên cuối tuần, thậm chí có lúc giảm qua ngưỡng 1.170 USD/ounce.
Kết thúc phiên 5/6, giá vàng giao ngay giảm 4,1 USD (-0,35%), xuống 1.172,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 4,1 USD/ounce (-0,35%), xuống 1.170,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 3,4 USD/ounce (-0,29%), xuống 1.171,8 USD/ounce.
Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,49%, giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 1,64% và giá vàng giao tháng 8 giảm 1,51%.
Theo kết quả kháo sát tuần này, trong 19 chuyên gia trả lời, có 9 người, tương đương 47% cho rằng vàng sẽ tăng trong tuần tới, trong đó 8 người, tương đương 42% dự báo tiếp tục giảm và 2 người giữ quan điểm trung lập. Trong khi đó, theo cuộc khảo sát trực tuyến, trong 350 người trả lời, có 211 người, tức 60% dự đoán giá vàng sẽ giảm, 106 người, tương đương 30% có quan điểm lạc quan về giá vàng tuần tới và 33 người, tương đương 10% có quan điểm trung tính.
Trên thị trường dầu thô, sức ép từ đồng USD mạnh, cùng việc OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng trong thị trường dư cung đã khiến giá dầu có lúc giảm rất mạnh, tuy nhiên lực cầu bắt đáy giúp giá nhiên liệu này đảo chiều tăng trở lại trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 5/6, giá dầu thô Mỹ tăng 1,13 USD/thùng (+1,91%), lên 59,13 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,28 USD (+2,02%), lên 63,31 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 1,94%, trong khi giá dầu thô Brent giảm tới 3,43%.