Thực tế tại Trung Quốc, Ấn Độ
Sự phát triển của công nghệ thanh toán không tiếp xúc, giải pháp cho phép thanh toán được thực hiện mà không cần bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nào của con người, đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nỗi lo lây nhiễm Covid-19 và thanh toán điện tử (hoặc trực tuyến) được đặc biệt quan tâm kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Ở cấp độ rộng hơn, công nghệ kỹ thuật số đang định nghĩa lại cách chúng ta làm việc, mua sắm, vui chơi, học hỏi và sống trong trạng thái “bình thường mới”.
Chẳng hạn, mua sắm trực tuyến là điều cần thiết trong thời gian phong tỏa và cách ly xã hội khi các cửa hàng đóng cửa.
Ngay cả sau khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ, thương mại điện tử vẫn có thể phát triển phổ biến khi người tiêu dùng ưu tiên yếu tố an toàn sức khỏe và nhận thức rõ hơn về sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến.
Thương mại điện tử yêu cầu thanh toán điện tử và sự tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ chuyển thành sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số.
Ở một cấp độ rộng hơn, dữ liệu về tình trạng thanh toán kỹ thuật số hiện tại ở châu Á nói lên điều gì?
Một cuộc khảo sát tại 28 nền kinh tế đang phát triển tại châu Á cho thấy những quốc gia này tụt hậu so với mức trung bình toàn cầu trong việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số.
Thực tế, việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số giữa các khu vực là khác nhau, nhưng đều đang gia tăng nhanh chóng với việc người tiêu dùng tại các khu vực này sử dụng các sản phẩm Fintech thường xuyên hơn.
Ngân hàng số cũng đang có chỗ đứng ở Đông Nam Á, với việc hầu hết các ngân hàng giảm số lượng chi nhánh hiện hữu và nâng cao sự thuận tiện, hiệu quả khi giao dịch trên ngân hàng trực tuyến.
Ví dụ, ở Philippines, ngân hàng trung ương đặt mục tiêu tăng tỷ lệ thanh toán điện tử lên 50% trong tổng khối lượng giao dịch tài chính vào năm 2023. Thanh toán kỹ thuật số đã tăng vọt kể từ khi nước này trải qua đợt phong tỏa dài nhất thế giới kể từ tháng 3/2020.
Nhà cung cấp dịch vụ tiền di động lớn nhất của Philippines đã báo cáo vào tháng 5/2020 rằng, tổng số tiền thanh toán thông qua nền tảng này đã tăng 8 lần so với cùng thời điểm năm trước.
Bên cho vay cũng đã công bố kế hoạch triển khai thanh toán điện tử trong vận tải, chữa bệnh từ xa và các dịch vụ của chính phủ vào cuối năm 2020.
Trong một ví dụ khác, kinh nghiệm của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cung cấp góc nhìn sâu sắc hơn giá trị của nền tảng số.
Tại Ấn Độ, việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số đã tăng lên khi chính phủ loại bỏ tiền tệ của mình vào năm 2016, buộc người tiêu dùng Ấn Độ chuyển sang các ứng dụng thanh toán không tiếp xúc trên nền tảng điện thoại.
Ngay cả khi tiền giấy được khôi phục, việc sử dụng thanh toán điện tử vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên. Thanh toán di động thông qua giao diện thanh toán hợp nhất, nơi người dân liên kết tài khoản ngân hàng với số điện thoại của họ thông qua các ứng dụng thanh toán, đã tăng 163% lên mức 287 tỷ USD vào năm 2019.
Còn tại Trung Quốc, việc chuyển đổi sang hệ thống thanh toán không tiếp xúc đã bắt đầu từ lâu. Thanh toán kỹ thuật số và thương mại điện tử nhanh chóng thành công sau đại dịch Hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) năm 2003 với sự ra đời của Alipay và các hệ thống thanh toán tương tự.
Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thanh toán không tiếp xúc. Tại đây, bạn thậm chí có thể bố thí cho những người ăn xin trên đường phố thông qua mã QR.
Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thanh toán không tiếp xúc. Đặc biệt, thanh toán bằng mã QR, một phương thức không tiếp xúc khi thanh toán được thực hiện bằng cách quét mã QR từ một ứng dụng di động, hiện là một trong những phương tiện thanh toán hàng đầu trên khắp Trung Quốc.
Việc hoàn toàn không yêu cầu bất cứ một cái chạm vật lý nào giúp thanh toán bằng mã QR trở nên lý tưởng trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Ở Trung Quốc, bạn thậm chí có thể bố thí cho những người ăn xin trên đường phố thông qua mã QR.
Những thách thức
Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không tiếp xúc trong khu vực, thách thức cũng hiện hữu.
Chẳng hạn, các giao dịch thanh toán kỹ thuật số yêu cầu tăng cường trách nhiệm giải trình và theo dõi để giảm nguy cơ trộm cắp và vi phạm bảo mật, trong khi bảo mật dữ liệu đưa ra một thách thức lớn khác.
Số hóa mang đến các mối đe dọa mới như tấn công mạng, tội phạm kỹ thuật số, rò rỉ thông tin của hệ thống thanh toán và lừa đảo trực tuyến.
Do đó, các ngân hàng và công ty Fintech sẽ cần đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống an ninh mạng tiên tiến và đáng tin cậy để bảo vệ dữ liệu và giao dịch của người tiêu dùng.
Hay như thanh toán kỹ thuật số, bao gồm cả thanh toán bằng mã QR, đều yêu cầu kết nối internet ổn định, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững mạnh là điều rất cần thiết.
Hiện tại, một số quốc gia công bố điều chế thành công vắc-xin chống Covid-19, nhưng để cung cấp rộng rãi ra thị trường cũng không dễ thực hiện trong ngày một ngày hai.
Hơn nữa, ngay cả khi có vắc-xin hay thuốc chữa Covid-19, xu thế thanh toán số trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 là khó có thể đảo ngược.
Để chuyển đổi liền mạch sang thanh toán kỹ thuật số, vốn là một phần không thể thiếu của thế giới kỹ thuật số hậu Covid-19, các nền kinh tế châu Á cần củng cố, hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán số, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bởi hệ thống nhận dạng mạnh có chứng nhận thẩm quyền, mạng internet tốc độ cao, ổn định và dịch vụ tài chính đáng tin cậy… là những điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống thanh toán không tiếp xúc.