Thương vụ UOB hoàn tất việc mua lại các mảng kinh doanh ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã nâng số lượng khách hàng bán lẻ trong khu vực của Ngân hàng vượt qua con số 7 triệu tính đến ngày 31/3/2023. Gần đây nhất, việc hoàn tất mua lại tại thị trường Việt Nam cho phép Ngân hàng phục vụ khoảng 200.000 khách hàng trên thị trường này.
Như vậy, cùng với việc hoàn tất thương vụ thu mua lại tại Indonesia vào cuối năm 2023, bốn thị trường này ước tính sẽ tạo ra thêm 1 tỷ đô la Singapore cho doanh thu của Ngân hàng trong cả năm.
Với sự đa dạng về nguồn thu và thị trường, việc mua lại này cũng đã thiết lập nên một mô hình kinh doanh bền vững hơn. Với các danh mục sản phẩm của Citigroup tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh thẻ và khoản vay tín chấp, nguồn thu ròng từ phí thẻ tín dụng của ngân hàng đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên của năm 2023, trong đó danh mục sản phẩm của Citigroup chiếm 1/4 trong số này và dự kiến tổng thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh tín chấp của ngân hàng tăng gần gấp đôi vào cuối năm 2023. Riêng khoản cho vay và tiền gửi tăng lần lượt khoảng 10% và 15% trong quý I/2023 so với năm trước đó.
ASEAN-4 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam) đã đóng góp hơn 35% thu nhập mảng Dịch vụ Tài chính Cá nhân của Ngân hàng trong quý đầu tiên của năm 2023. Tính đến tháng 3/2023, mạng lưới chi nhánh của UOB tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên con số là 15.
"Quyết định mang tính bước ngoặt của chúng tôi trong thời kỳ đại dịch khi mua lại mảng kinh doanh tiêu dùng của Citigroup tại bốn thị trường ASEAN đã được chứng minh là quyết định rất kịp thời. Quyết định này giúp chúng tôi nắm bắt tốt thời điểm mà hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi sau khi các nền kinh tế trên toàn thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch COVID", bà Jacquelyn Tan, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, UOB chia sẻ.
Sau thương vụ mua lại, UOB đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại ASEAN để củng cố vị trí hàng đầu của Ngân hàng trong mảng thẻ tiêu dùng Visa và thẻ tín dụng tiêu dùng của Mastercard xét về mặt tổng hóa đơn thanh toán. Số lượng thẻ UOB trong khu vực 1 đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái tính đến ngày 31/12/2022.
Tổng hóa đơn thẻ tín dụng trên toàn khu vực cũng tăng hơn 90% trong quý IV/2022 so với một năm trước, với con số gần gấp đôi mức trước COVID vào năm 2019. Trong quý đầu tiên của năm 2023, tổng hóa đơn thanh toán xuyên biên giới đối với thẻ tín dụng UOB tại ASEAN đã tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở Singapore, khoảng 1,3 triệu thẻ tín dụng UOB đang được sử dụng, tương ứng với cứ hai chủ thẻ tại Singapore thì một trong số họ sử dụng thẻ của UOB.
Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), mức tăng trưởng hóa đơn giữa các chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ UOB tại Singapore cao nhất trong số những người từ 18 đến 23 tuổi, ở mức gần 40% trong quý đầu tiên của năm 2023 so với một năm trước. Chủ thẻ từ 18 - 39 tuổi cũng đổi nhiều điểm thưởng hơn từ chi tiêu bằng thẻ, với tổng số lần đổi điểm thưởng tăng hơn 30% trong cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng gần 25% trong quý đầu tiên của năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của ASEAN và việc mua lại Citigroup đã củng cố thêm sức mạnh của UOB trong khu vực, Ngân hàng sẵn sàng nắm bắt các cơ hội thanh toán xuyên biên giới và đón đầu các dòng tài sản với sự hiện diện rộng khắp của mình trong khu vực.