Theo IEA, sản lượng dầu mỏ ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ giảm 750.000 thùng/ngày trong năm nay, cao hơn 150.000 thùng/ngày so với dự báo được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, thị trường được hỗ trợ nhờ việc sản lượng của Iraq và Nigeria giảm sút, trong khi quá trình khôi phục hoạt động khai thác của Iran chậm hơn so với kế hoạch.
“Đã có dấu hiệu cho thấy giá dầu có lẽ đã chạm đáy. Cuối cùng loại năng lượng này đã nhìn thấy ánh sáng sau một đường hầm dài tối tăm”, báo cáo của IEA cho biết.
Giá dầu Brent tương lai đã hồi phục khoảng 40% kể từ mức đáy thấp nhất 12 năm, ở 27,10 USD/thùng trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, loại dầu thô tiêu chuẩn này vẫn cần vật lộn để vượt qua mức 50 USD/thùng thiết lập được trong năm ngoái và giá dầu chỉ có thể phục hồi khi tình trạng trì hoãn gia tăng sản lượng tiếp tục được các nước xuất khẩu dầu mỏ duy trì.
Mức trần của giá dầu năm nay có thể sẽ thấp hơn trong năm ngoái
“Nếu giá dầu tiếp tục tăng, các nhà sản xuất dầu đá phiến nhất định sẽ hưởng ứng trước xu hướng tích cực này. Việc giảm sản lượng dầu tại Mỹ chính là yếu tố then chốt mà thị trường cần để cân bằng nguồn cung và nhu cầu. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra, đồng nghĩa với việc giá dầu vẫn có thể tụt dốc trở lại”, Jamie Webster, phó chủ tịch thị trường dầu thô tại HIS Energy cho biết.
Kể từ mùa hè năm ngoái, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm 5,5%, quá trình tích lũy dầu mỏ tại khác kho dự trữ mới chỉ bắt đầu, Goldman Sachs cho biết. Ngân hàng này, vốn dự báo giá dầu sẽ rơi xuống mức 20 USD/thùng, giờ đã “lạc quan” hơn khi nhận định, giá dầu cần phải ở mức thấp thêm một thời gian nữa đủ để khiến các nhà sản xuất cạn tiền, nếu không việc giảm sản lượng đầu ra để cân bằng cung cầu sẽ không xảy ra.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ giảm là yếu tố cần thiết để giá dầu phục hồi
“Trong trung hạn, giá dầu sẽ tăng để cân bằng lại thị trường và điều này sẽ tới sớm hơn mọi người người”, các chuyên gia kinh tế, trong đó có Bob Brackett tại New York nhận định.