Đây là số tiền mà tỷ phú “thất thế” người Iran cần phải trả để có được cơ hội thoát án tử hình. Babak đã bị kết án tử hình cùng 2 người khác vào ngày 6/3, với tội danh biển thủ tiền từ công ty dầu mỏ trong thời gian Iran bị cấm vận.
“Đầu tiên, việc trả lại số tiền là vấn đề khá đơn giản. Tuy nhiên, vụ việc này đã biến thành một sự việc chính trị quan trọng”, Zohreh Reazaei, một thành viên trong nhóm luật sư của Babak cho biết.
Trước khi bị bắt và kết án, Zanjani nắm vai trò là người trung gian giữa Iran và các công ty phương Tây trong thời gian quốc gia này đang chịu sự cấm vận. Ngay khi các lệnh cấm vận được gỡ bỏ vào đầu năm nay, vị thế của vị tỷ phú này lập tức tiêu tan.
Zanjani bị kết tội đã biển thủ 2,7 tỷ USD từ Chính phủ thông qua ngân hàng Hồi giáo First Islamic Investment Bank của mình tại Tajikistan và Malaysia, thông qua việc bán dầu mỏ. Theo luật Hồi giáo, tội này sẽ chịu hình phạt tử hình, thường là bằng treo cổ tại Iran.
Thủ tướng Iran Hassan Rouhani cho biết, ông cần phải mạnh tay chống lại tham nhũng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Câu hỏi về việc ai đã hỗ trợ Zanjani và số tiền tham nhũng đã đi đâu cần phải được trả lời.
Zanjani, hiện tại khoảng 40 tuổi, đang được xem là biểu tượng của tầng lớp những người giàu có, bị kết tội bởi đã sử dụng năng lực của mình trong thời gian bị cấm vận thương mại để làm giàu cho bản thân, vào những năm cuối cùng dưới thời cựu Thủ tướng Mahmoud Ahmadinejad, từ năm 2005 – 2013.
Zanjani sinh ra tại phía Nam Tehran, trước khi gia đình ông chuyển tới quận Golha Square tại trung tâm thủ đô. Zanjani bắt đầu làm việc tại cửa hàng trang sức trước khi thâm nhập vào thị trường vào tại chợ trung tâm Tehran.
Trong một lần trả lời phỏng vấn vào năm 2013, ông cho biết đã điều hành một số công việc kinh doanh tại Thổ Nhĩ Kỳ từ khi còn là sinh viên.