Đúng như dự đoán của các chuyên gia và thành viên thị trường, ông Mario Draghi đã công bố việc cắt giảm cả 3 loại lãi suất của ECB, đưa lãi suất tiền gửi xuống còn -0,4%; mở rộng gói nới lỏng tiền tệ thêm 20 tỷ euro (22 tỷ USD) để lần đầu tiên mua vào cả các trái phiếu doanh nghiệp.
Quan trọng nhất, Thống đốc ECB công bố kế hoạch về một gói cho vay ưu đãi mới kéo dài 4 năm, có khả năng cho phép các ngân hàng nhận được tiền thưởng từ ECB nếu các nhà băng này có thể đẩy mạnh tín dụng vào các hoạt động thực chất của nền kinh tế.
Ông Draghi nhấn mạnh, không có liên kết chặt chẽ nào giữa chương trình cho vay 4 năm kể trên với lãi suất cơ bản, đồng nghĩa với việc ECB có thể nâng lãi suất khi ngân hàng trung ương này chấm dứt lịch trình mua vào trái phiếu, dự kiến vào năm 2017.
Như vậy, tình trạng lãi suất âm của khu vực châu Âu có thể sẽ kéo dài ít nhất cho tới khi ông Mario Draghi nghỉ hưu vào năm 2019 và các chính sách mới của ECB được cho là “rào đón” để đối phó với tình trạng khủng hoảng trong thập kỷ tới.
Các chính sách tài chính dưới thời ông Mario Draghi, với các gói nới lỏng tiền tệ, chương trình cho vay ưu đãi...
“Thật khó tưởng tưởng nổi nền kinh tế châu Âu sẽ như thế nào nếu không có sự hiện diện của ECB và rõ ràng, họ có thể làm thêm nhiều, rất nhiều biện pháp tương tự như trên”, Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng tại ING DiBa cho biết.
Tình trạng lãi suất âm của khu vực châu Âu có thể sẽ kéo dài ít nhất cho tới khi ông Mario Draghi nghỉ hưu vào năm 2019 và các chính sách mới của ECB được cho là “rào đón” để đối phó với tình trạng khủng hoảng trong thập kỷ tới
Tuy nhiên, các biện pháp trên của ECB đã đi ngược lại với những cảnh báo của của các quan chức tài chính khác trong khu vực, bao gồm cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức, người gần đây đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia chuyển gánh nặng tăng trưởng ra khỏi chính sách tiền tệ, thay vào đó hướng về các chính sách thuộc cấu trúc và tăng cường đầu tư chính phủ.
Theo các ý kiến đối lập, ông Draghi dường như đang từ bỏ vị trí của mình khi tiếp tục yêu cầu các nước trong khu vực đồng euro tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ như trên. Điều này như đang buộc thòng lọng vào các quốc gia thâm hụt ngân sách quá lớn như Tây Ban Nga, Pháp và Ý, đồng thời cũng khiến nhiều quốc gia không có khả năng chi trả thêm nữa, như Đức.