Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – Cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nhựa

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Hiệp định RCEP được khởi động vào năm 2012 theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác ban đầu là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – Cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nhựa

Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, Ấn Độ tạm đứng ngoài Hiệp định, đã làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 quốc gia.

Đến nay, Hiệp định RCEP đã trải qua nhiều vòng đàm phán đã được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).

Trong đó, 15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỷ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỷ USD) vào thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử

Hiệp định RCEP được xác định là nội dung ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam. Hiện, Việt Nam đã có một số ký kết riêng trong từng nước là thành viên của Hiệp định RCEP như: Hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc...

Sau khi Hiệp định RCEP được ký kết và đi vào thực thi, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về tham gia vào hội nhập sâu, rộng vào cả 3 hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).

Hiệp định RECP sẽ thúc đẩy thương mại về hạt nhựa, hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nhựa giữa các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương vì nó nhằm mục đích giảm dần hoặc loại bỏ thuế nhập khẩu ở 15 quốc gia trong hai thập kỷ tới. Đối với PP và PE, việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan khác nhau giữa các loại sản phẩm và quốc gia.

Ngành nhựa trong những năm gần đây là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam từ 16% - 18%/năm.

Riêng về ngành nhựa công nghiệp nói chung và các vật liệu nhựa trong xây dựng nói riêng Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng do sự khởi động trở lại của thị trường bất động sản và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nước.

Với tốc độ phát triển nhanh như vậy ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt.

Theo thông tin từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2018.

Tính trên cả nước hiện có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động, trong đó số lượng các doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm gần 85%.

Không giống như các lĩnh vực khác, ngành nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước với các dòng sản phẩm truyền thống như cửa nhựa có lõi thép gia cường, cửa nhựa gỗ, tấm trần nhựa, tủ nhựa, sàn nhựa SPC…

Với sự phát triển của ngày càng năng động của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu xây dựng các khu trung tâm, khu đô thị… ngày một tăng sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu của ngành nhựa vật liệu xây dựng trong đó vật liệu quảng cáo phát triển mạnh do các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo lớn. Đây sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành nhựa trong: Xây dựng, quảng cáo, gia dụng.

Cùng các doanh nghiệp nhựa lớn trong nước như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Đông Á đang khẳng định vị thế trong nước và tận dụng các cơ hội thị trường để vươn mình ra khu vực và thế giới bằng những sản phẩm chủ lực như hạt nhựa tái sinh, thanh profile, Mica….

Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) đã có những bước đi dài phát triển đột phá trong năm 2019. Tính trên cả nước hiện có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động, trong đó số lượng các doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm ~85%.

Riêng về hai mảng ống nhựa và nhựa vật liệu xây dựng có gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động.

Mảng ống nhựa xây dựng với hai doanh nghiệp lớn là Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và Nhựa Bình Minh; còn đối với mảng nhựa vật liệu xây dựng thì Tập đoàn Nhựa Đông Á là doanh nghiệp nội chiếm 20-25% thị phần toàn quốc, trong đó sản phẩm thanh Profile uPVC chiếm ~35-40% thị phần miền Bắc.

Với chiến lược phát triển bền vững bằng sự đầu tư có trọng điểm, DAG chuyên tập trung sản xuất các sản phẩm vật liệu mới bằng công nghệ hiện đại hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Việc khánh thành nhà máy sản xuất Profile lớn nhất Việt Nam vào tháng 12 năm 2016 bằng công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất đã dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2018 của Tập đoàn đạt chỉ tiêu đề ra.

Đồng thời, trong năm 2019, DAG tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền, máy móc để tăng cường năng lực sản xuất của tấm trần thả công nghệ mới, tấm Fomex, Smartdoor và tấm Mica đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Bên cạnh những cải tiến về công nghệ, DAG cũng quan tâm chặt chẽ đến vấn đề chất lượng sản phẩm.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh, tấm trần thả , tấm nhựa gỗ PVSmart đã xuất khẩu chiếm lĩnh nhiều thị trường nước ngoài. Với thực lực hiện có , DAG tự tin năm bắt cơ hội thị trường khi Hiệp định RCEP được ký kết.

H.Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục