Giới đầu tư đặt cược vào Fed

(ĐTCK) Dữ liệu việc làm mới công bố khiến giới đầu tư đặt cược vào khăng Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất 1 lần trong năm nay nên hồ hởi xuống tiền, giúp phố Wall tăng mạnh.
Ảnh AFP Ảnh AFP

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ chỉ tạo thêm 75.000 việc làm, thấp hơn rất nhiều so với mức 185.000 việc làm theo dự báo của giới phân tích, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang mất đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, điều này lại tạo ra sự kỳ vọng lớn cho nhà đầu tư về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất trong năm nay, nên mạnh dạn xuống tiền, giúp phố Wall tăng điểm mạnh trong phiên cuối tuần (7/6).

Kết thúc phiên 7/6, chỉ số Dow Jones tăng 263,28 điểm (+1,02%), lên 25.983,94 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,85 điểm (+1,05%), lên 2.873,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 126,55 điểm (+1,66%), lên 7.742,10 điểm.

Trút bỏ nỗi lo chiến tranh thương mại giúp phố Wall hồi phuc jmanhj trong tuần qua sau chuỗi tuần giảm liên tiếp. Trong đó, chỉ số Dow Jones tăng 4,71% sau chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp, chỉ số S&P 500 cũng hồi phục 4,41% sau 4 tuần giảm liên tiếp, chỉ số Nasdaq cũng hồi phục 3,88% sau 4 tuần giảm liên tiếp.

Cũng giống chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng tăng mạnh trong phiên cuối tuần khi giới đầu tư kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ giảm lãi suất sau dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 5 được công bố thất vọng hơn dự báo.

Kết thúc phiên 7/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 72,09 điểm (+0,99%), lên 7.331,94 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 92,24 điểm (+0,77%), lên 12.045,38 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 85,63 điểm (+1,62%), lên 5.364,05 điểm.

Trong tuần, chỉ số FTSE 100 tăng 2,38%, chỉ số DAX tăng 2,72% và chỉ số CAC40 tăng 3,00%, chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp. Đây cũng là tuần tăng tốt nhất kể từ đầu tháng 4 của chứng khoán châu Âu.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày lễ Thuyền rồng, thì chứng khoán Nhật Bản tăng tốt trong phiên cuối tuần sau thông tin Mỹ không đánh thuế hàng hóa Mexico như đe dọa trước đó khi 2 nước đạt được thỏa thuận về vấn đề di cư.

Kết thúc phiên 7/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 110,67 điểm (+0,53%), lên 20.884,71 điểm.

Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,38%, chấm dứt chỗi 5 tuần giảm liên tiếp. Chỉ số Hang Seng cũng hồi phục 0,24%, chấm dứt chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp, trong khi Shanghai tiếp tục giảm 2,45%, tuần giảm thứ 7 liên tiếp.

Kỳ vọng vào việc Fed giảm lãi suất khiến đồng USD giảm, đã giúp giá vàng duy trì đả tăng trong phiên cuối tuần, bất chấp chứng khoán khởi sắc.

Kết thúc phiên 7/6, giá vàng giao ngay tăng 5,1 USD (+0,38%), lên 1.339,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 3,4 USD (+0,25%), lên 1.346,1 USD/ounce.

Chốt tuần, giá vàng giao ngay tăng 2,68%, giá vàng tương lai tăng 2,67%. Tuần tăng thứ 2 liên tiếp của giá vàng.

Với kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất trong thời gian tới, nên cả nhà đầu tư và phân tích đều dự báo giá vàng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần tới.

Cụ thể, trong 16 chuyên gia trả lời, có 12 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 75%, cao hơn mức 73% của tuần trước. Có 4 người dự báo giá sẽ đi ngang, chiếm 25% và tuần thứ 2 liên tiếp không có một ai dự báo giá vàng sẽ giảm.

Tương tự, trong 607 người tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, có 398 người dự báo giá sẽ tăng, chiếm 66%, cao hơn so với con số 54% của tuần trước, 135 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 22%, thấp hơn con số 27% của tuần trước và 74 người dự báo giá đi ngang, chiếm 12%.

Giá dầu thô tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần từ mức thấp nhất 5 tháng sau khi Ả Rập Xê út cho biết OPEC đã gần đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng sau tháng 6.

Kết thúc phiên 7/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,40 USD (+2,59%), lên 53,99 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,62 USD (+2,56%), lên 63,29 USD/thùng.

Trong tuần, giá dầu thô WTI tăng 0,92%, giá dầu thô Brent giảm 1,86%.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục