Sau thông tin này, cho thấy thị trường lao động vẫn có bước tiến chắc trong tháng thứ 2 liên tiếp bất chấp mùa Đông khắc nghiệt và giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần và duy trì đà cho tới nửa phiên sáng và leo lên mức đỉnh mới trước khi đảo chiều giảm điểm do lực bán tháo một lần nữa xảy ra ở cổ phiếu công nghệ sinh học.
Đợt báo tháo cổ phiếu công nghệ sinh học đã kéo Phố Wall lao dốc, đặc biệt là Nasdaq giảm tới 2,6%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 2.
Kết thúc phiên 4/4, chỉ số Dow Jones giảm 159,84 điểm (-0,96%), đứng ở mức 16.412,71 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,68 điểm (-1,25%), xuống 1.865,09 điểm. Nasdaq giảm 110,01 điểm (-2,60%), xuống 4.127,73 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow tăng 0,6%, chỉ số S&P tăng 0,4% và chỉ số Nasdaq giảm 0,7%.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục có phiên tăng điểm và leo lên mức cao nhất kể từ năm 2008 nhờ dữ liệu việc làm của Mỹ và kỳ vọng vào gói hỗ trợ kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Kết thúc phiên 4/4, chỉ số FTSE tại Anh tăng 46,41 điểm (+0,70%), lên 6.695,55 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 66,95 điểm (+0,70%), lên 9.695,77 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 35,22 điểm (+0,79%), lên 4.484,55 điểm.
Trong tuần, chỉ số FTSE tăng 1,21%, chỉ số DAX tăng 1,13% và chỉ số CAC40 tăng 1,66%.
Chứng khoán châu Á bị ảnh hưởng bởi chứng khoán Mỹ phiên trước đó, cũng như việc đồng USD giảm trở lại so với đồng yên.
Kết thúc phiên 4/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 8,11 điểm (-0,05%), xuống 15.063,77 điểm. Chỉ số HangSeng tại Hồng Kông giảm 55 điểm (-0,24%), xuống 22.510,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 15,13 điểm (+0,74%), lên 2.058,83 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei tăng 2,46%, chỉ số HangSeng tăng 2,02%, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,84%.
Việc dữ liệu việc làm của Mỹ thấp hơn dự đoán và thấp hơn tháng 2, trong khi tỷ lệ thất nghiệp không đổi khiến giới đầu tư kỳ vọng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ không sớm rút gói hỗ trợ kinh tế như tuyên bố trước đó, giúp đồng USD giảm giá mạnh so với rổ tiền tệ và qua đó, giúp giá vàng vọt tăng mạnh trong phiên cuối tuần, vượt qua mốc 1.300 USD/ounce. Phiên tăng mạnh cuối tuần cũng giúp kim loại quý tránh được tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Kết thúc phiên 4/4, giá vàng giao ngay trên thị trường New York tăng 15,50 USD (+1,21%), lên 1.302,30 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 tăng 18,8 USD (+1,46%), lên 1.303,2 USD/ounce.
Trong tuần giá vàng giao ngay tăng 0,57%, giá vàng giao tháng 4 tăng 0,73%.
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong phiên cuối tuần khi cuộc đàm phán giữa Chính phủ Lybia và quân nổi dậy về việc đưa cảng dầu quan trọng của nước này vào hoạt động gặp bế tắc, khiến giới đầu tư lo ngại về nguồn cung bị ảnh hưởng. Dù tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần, nhưng với những phiên giảm mạnh trước đó, giá dầu thô Mỹ đã kết thúc chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp, trong khi giá dầu Brent cũng nhanh chóng giảm trở lại sau tuần tăng đầu tiên trong năm vào tuần trước.
Kết thúc phiên 4/4, giá dầu thô Mỹ tăng 0,85 USD (+0,85%), lên 101,14 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,57 (+0,53%), lên 106,72 USD/thùng.
Trong tuần giá dầu thô tại Mỹ giảm nhẹ 0,52%, trong khi tuần trước tăng mạnh 2,22%. Giá dầu Brent giảm 1,25% sau khi tăng 1,08% tuần trước đó, tuần tăng giá đầu tiên của giá dầu Brent trong năm.