Trong khi đó, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố cho thấy, đơn đặt hàng hóa sẳn xuất lâu dài trong tháng 2 tăng 1,6%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2013 và cao hơn mức dự báo 1,2%. Số liệu của tháng 1 cũng được điều chỉnh thành tăng hơn 1% thay vì giảm 0,7% như công bố ban đầu.
Những thông tin tích cực về kinh tế trên đã giúp Phố Wall tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, tuy nhiên mức tăng hạn chế hơn rất nhiều so với phiên trước đó, nhưng nó vẫn đủ giúp S&P500 tiếp tục thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số Dow Jones 40,39 điểm (+0,24%), lên 16.573,00 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,38 điểm (+0,29%), lên 1.890,90 điểm. Nasdaq tăng 8,42 điểm (+0,20%), lên 4.276,46 điểm.
Dữ liệu doanh số bán xe hơi của Mỹ tăng được công bố ngày trước đó giúp cổ phiếu của các hãng sản xuất xe hơi châu Âu tăng mạnh. Ngoài ra, dữ liệu việc làm mới của Mỹ vừa được công bố, cùng các dữ liệu kinh tế khác vừa công bố khả quan cũng giúp chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư.
Một báo cáo mới nhất của khu vực đồng Euro cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng của Liên minh châu Âu giảm 0,2% trong tháng 2 và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, mức sự suy giảm thấp nhất kể từ cuối năm 2009 và nó cũng báo hiệu khả năng giảm phát của khu vực. Điều này sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong cuộc họp diễn ra vào hôm nay (thứ Năm, ngày 3/4) về việc có giảm tiếp lãi suất hay không. Kỳ vọng này cũng giúp chứng khoán châu Âu tăng điểm, dù trước đó, trong một cuộc thăm dò nhiều người không hy vọng ECB sẽ giảm lãi suất.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số FTSE tại Anh tăng 19,65 điểm (+0,20%), lên 6.623,36 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 6,43 điểm (+0,10%), lên 9.659,04 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 4,14 điểm (+0,09%), lên 4.430,86 điểm.
Tương tự như chứng khoán Âu, Mỹ trước đó, chứng khoán châu Á tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch ngày 2/4 và hướng đến mức cao nhất 4 tháng. Chứng khoán Nhật Bản hồi phục mạnh trở lại nhờ ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ, cùng với việc đồng yên giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác khi vai trò trú ẩn của đồng tiền này giảm dần cũng giúp chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh. Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông vẫn được hưởng lợi từ các chính sách kích thích kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang có dấu hiệu chậm lại.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 154,33 điểm (+1,04%), lên 14.946,32 điểm. Chỉ số HangSeng tại Hồng Kông tăng 75,40 điểm (+0,34%), lên 22.523,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 11,53 điểm (+0,56%), lên 2.058,99 điểm.
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần, lực mua bắt đáy đã được kích hoạt, giúp giá vàng tăng cao và dù hạ nhiệt nhẹ cuối phiên khi dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố khả quan, nhưng kim loại quý vẫn có phiên tăng giá mạnh nhất trong 3 tuần.
Kết thúc phiên 2/4, giá vàng giao ngay trên thị trường New York tăng 10,10 USD (+0,79%), lên 1.289,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 tăng 10,9 USD (+0,85%), lên 1.290,5 USD/ounce.
Bất chấp dữ liệu kinh tế tích cực, cùng với lo ngại về nguồn cung tại Lybia khi mỏ dầu của nước này bị quân nổi dậy chiếm giữ không được Chính phủ cho phép xuất dầu. Tuy nhiên, do đã có chuỗi tăng mạnh trước đó trước những lo ngại về tình hình Ukraine, nên giá dầu tiếp tục giảm giá trong phiên 2/4.
Kết thúc phiên 2/4, giá dầu thô Mỹ giảm 0,12 USD (-0,12%), xuống 99,62 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,83 (-0,79%), xuống 104,79 USD/thùng.