Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, vắc xin Covid ở Bắc Kinh được khuyến cáo cho người lớn từ 18 tuổi trở lên với chế độ hai liều.
Việc bổ sung mới vào danh sách các lựa chọn vắc xin có thể sử dụng có thể thúc đẩy nỗ lực kiểm soát sự lây lan của Covid-19 và các dạng biến thể vốn đang gây ra các ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới.
“Giải quyết cuộc khủng hoảng vắc xin đòi hỏi chúng ta phải tìm ra tất cả các biện pháp”, ông Tedros cho biết.
Sinopharm là vắc xin thứ 6 nhận được sự chấp thuận của WHO về tính “an toàn, hiệu quả và chất lượng”, ông nói.
“Vắc xin vẫn là một công cụ quan trọng, nhưng hiện tại, số lượng và phân phối vắc xin đang không đủ để chấm dứt đại dịch, nếu không có việc áp dụng các biện pháp y tế công cộng bền vững và phù hợp mà chúng tôi biết là có hiệu quả”, ông Tedros nói.
“Đại dịch đã chỉ ra rằng khi sức khỏe có nguy cơ thì mọi thứ đều có nguy cơ. Nhưng khi sức khỏe được bảo vệ và thúc đẩy, các cá nhân, gia đình, cộng đồng, nền kinh tế và quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ”, ông nói thêm.
Trước khi Sinopharm nhận được phê duyệt và cho phép sử dụng khẩn cấp của WHO, vắc xin này đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain.
Bên cạnh đó, một vắc xin khác của Trung Quốc do công ty tư nhân Sinovac thực hiện vẫn chưa được WHO phê duyệt.
Tại Mỹ, vắc xin do Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson phát triển đã nhận được sự cho phép sử dụng khẩn cấp của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
WHO đã cấp phép xác nhận khẩn cấp cho ba vắc xin đó, cũng như vắc xin do Astrazeneca-SK BIO và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.