Con số này được Bộ Y tế UAE công bố thông qua hãng thông tấn nhà nước WAM và nêu chi tiết một phân tích tạm thời do Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc của Sinopharm (CNBG) thực hiện.
UAE với 10 triệu dân đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin trên người giai đoạn 3 vào tháng 7 và vào tháng 9 vắc xin này đã được phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp cho các nhân viên y tế.
Bộ Y tế UAE cho biết, thử nghiệm giai đoạn 3 bao gồm 31.000 tình nguyện viên trên 125 quốc tịch và nhấn mạnh dân số nước ngoài đa dạng của UAE chiếm khoảng 90% tổng dân số của đất nước là một lợi thế trong việc thực hiện các thử nghiệm trên người.
Các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 60 đã tiêm hai liều vắc xin trong 28 ngày.
Tuy nhiên, thông báo không nêu chi tiết về các thông số của các thử nghiệm như có bao nhiêu bệnh nhân được sử dụng liều lượng vắc xin so với giả dược, và không đề cập đến bất kỳ tác dụng phụ nào mà bệnh nhân gặp phải.
Sau khi trích dẫn con số hiệu quả 86%, Bộ y tế UAE cho biết: "Phân tích cũng cho thấy vắc xin có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh 99% thành kháng thể trung hòa và 100% hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp bệnh vừa và nặng. Chuyển đổi huyết thanh là quá trình mà kháng thể có thể nhận dạng được trong máu của bệnh nhân”.
Bộ Y tế UAE cũng nói thêm rằng "phân tích cho thấy không có lo ngại nghiêm trọng về an toàn".
Theo CNBC, hiện không rõ con số hiệu quả 86% được tính toán như thế nào.
Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashid Al Maktoum vào đầu tháng 11 đã cho biết rằng, ông đã tiêm vắc xin thử nghiệm ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al Nahyan thực hiện tiêm chủng, cả hai đều tweet hình ảnh họ được tiêm chủng và ca ngợi công việc của nhân viên y tế.