Vĩnh Phúc phê duyệt 168 dự án đầu tư xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đầu tư xây dựng là lĩnh vực được Vĩnh Phúc tập trung triển khai trong nửa đầu năm 2022 với 168 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Vĩnh Phúc là điểm sáng trong thu hút đầu tư nửa đầu năm 2022. Ảnh: Internet. Vĩnh Phúc là điểm sáng trong thu hút đầu tư nửa đầu năm 2022. Ảnh: Internet.

Theo đó, toàn tỉnh đã giải phóng mặt bằng 449,4 ha, bằng 40,5% kế hoạch năm. Trong đó, có một số dự án lớn về đầu tư, xây dựng khu công nghiệp đã giải phóng mặt bằng được phần lớn diện tích, như: Dự án Trung tâm Logistic ICD Vĩnh Phúc đã GPMB 80,5/83,8 ha; Dự án KCN Sơn lôi đã GPMB 92/180 ha; Dự án KCN Bá Thiện đã GPMB 93,6/103,8 ha,... Kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khởi công theo kế hoạch.

Ngoài ra, một số dự án lớn, trọng điểm đã hoặc đang chuẩn bị hoàn thành như như: Đường từ nút giao thông lập thể đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (khu vực xã Văn Quán huyện Lập Thạch) đến Trung tâm huyện lỵ Sông Lô và tuyến nhánh đi KCN Sông Lô I; Đường nối Hợp Châu - Đồng Tĩnh đến khu danh thắng Tây Thiên; Đường vành đai 4; Bệnh viện Sản Nhi tỉnh; Nhà kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh viện đa khoa tỉnh; Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Vĩnh Phúc; Cầu Đầm Vạc… Ước giải ngân đến hết 30/6/2022 đạt 2.380 tỷ đồng, đạt khoảng 24,4% so với tổng kế hoạch (bao gồm vốn kéo dài và vốn kế hoạch năm 2022) và bằng 34,3% so với kế hoạch Trung ương giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 22% kế hoạch) và cao hơn trung bình trung của cả nước (ước đạt 27,86% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Cùng với đó, hoạt động cấp vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh. Cơ cấu tín dụng tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển (chiếm tỷ lệ 86,2 % tổng dư nợ); cho vay lĩnh vực phi sản xuất và lĩnh vực bất động sản ở mức 10,3% và 11,97% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, nợ xấu giảm 0,49% so với tháng 12/2021, chiếm tỷ lệ 0,72% trên tổng dư nợ.

Kết quả huy động vốn trên địa bàn tăng trưởng tốt ở cả 3 nguồn: Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 10,22%, tiền gửi tiết kiệm tăng 6,64% và phát hành giấy tờ có giá tăng 21,74% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ cho vay tăng 10,74% (tương đương tăng 10.960 tỷ đồng) so với cuối năm 2021 và tăng 17,76% so với cùng kỳ tháng 6/2021.

Thành Nguyễn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục