Việt Nam đã nhận 10,2 triệu liều vắc-xin, đã tiêm cho 4,4 triệu người

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ xác định tiếp tục khẩn trương tiếp cận các nguồn vắc xin đế có vắc xin nhanh nhất, tiêm được cho nhiều người nhất, đặc biệt là trong thời gian từ nay đến hết quý 4/2021.
Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long đã ký báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình dịch bệnh, nhập, sản xuất, tiêm vắc xin phòng Covid-19 Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long đã ký báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình dịch bệnh, nhập, sản xuất, tiêm vắc xin phòng Covid-19

Ngày 24/7, cùng với tờ trình về các biện pháp đặc biệt chống Covid-19, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long đã ký báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình dịch bệnh, nhập, sản xuất, tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Về tình hình vắc xin, Bộ trưởng Y tế khẳng định việc tiếp cận, đàm phán với các đối tác đã được xúc tiến từ sớm (giữa năm 2020), như tiếp cận, đàm phán với Astra Zeneca và Sputnik từ tháng 8, với Pfizer từ tháng 9.

Do các điều kiện mua bán vắc xin mà các nhà sản xuất vắc xin đưa ra có nhiều vướng mắc so với pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã chủ động báo cáo và được Bộ Chính trị chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý để thúc đấy việc đàm phán, mua bán vắc xin với các nhà sản xuất trong trường hợp cấp bách (tháng 6/2021), Bộ trưởng thông tin.

Cùng thời gian này, Thủ tướng quyết định lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để huy động tổng lực, đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách, lo vắc xin cho người dân. Chính phủ nhìn nhận biện pháp đúng đắn này đã được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng, ủng hộ.

Tính đến 19/7, ngoài khoản 12.100 tỷ đồng từ ngân sách, Quỹ vắc xin đã huy động được trên 8.182 tỷ đồng và một số doanh nghiệp lớn cam kết tiếp tục đóng góp.

Tại báo cáo, Bộ trưởng Y tế cũng cho biết con số 130 triệu liều vắc xin Việt Nam đã có cam kết, ký hợp đồng cung ứng, viện trợ trong năm 2021, đang đàm phán tiếp 45 triệu liều nữa (gồm 5 triệu liều Moderna TPHCM đăng ký mua được, 40 triệu liều Sputnik V tập đoàn T&T mua). Giá mua vắc xin được khẳng định thuộc nhóm rẻ nhất, quá trình thực hiện công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu thực tế, trong điều kiện khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, từ nay đến hết quý 3/2021, vẫn rất khó khăn về vắc xin (dự kiến trong quý 3/2021 sẽ có trên 30 triệu liều vắc xin). Từ quý 4/2021 vắc xin sẽ về nhiều hơn và đến năm 2022, dự kiến có thêm các loại vắc xin trên thế giới được cấp phép, các nhà máy sản xuất vắc xin trong nước đi vào hoạt động, tình hình cung cấp vắc xin sẽ chủ động hơn.

Chính phủ luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phưong, doanh nghiệp tiếp cận mua, nhập khẩu vắc xin. Thực tế đã có một số địa phưong, doanh nghiệp chủ động đề xuất mua, nhập khẩu vắc xin, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký mua 5 triệu liều vắc xin của Modema, Bộ trưởng thông tin.

Song, Bộ trưởng Y tế nhìn nhận, so với yêu cầu, việc cung ứng vắc xin còn chậm.

Nguyên nhân chính, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long là do tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu. Vắc xin trong chương trình COVAX được ưu tiên cung ứng cho các nước tự sản xuất và các nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng. Thêm vào đó, điều kiện mua bán các nhà sản xuất đặt ra (không được đàm phán giá, phải chấp nhận có thể giao hàng chậm, miễn trừ trách nhiệm…) chưa có trong tiền lệ trong mua sắm công của Việt Nam.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu việc sản xuất vắc xin trong nước, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực đã chủ động nghiên cứu vắc xin. Từ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trong nước. Đến nay, Việt Nam là một trong số ít nước có 2 vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng và là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Việc tổ chức tiêm vắc xin, Bộ trưởng Y tế nhận định, đã được triển khai đúng kế hoạch, đúng đối tượng ưu tiên, bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra lãng phí, quá hạn, đặc biệt chú ý việc sẵn sàng xử lý các sự cố có thể xảy ra do tiêm vắc xin. Có vắc xin đến đâu tổ chức phân bô, tiêm ngay đến đó theo yêu cầu phòng, chống dịch.

Tính đến ngày 23/7/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 15 đợt, xấp xỉ 10,2 triệu liều vắc xin từ các nguồn viện trợ của COVAX, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và họp đồng mua vắc xin của AstraZeneca, Pfizer.

Và đến cuối tháng 7 thì Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm gần 6,8 triệu liều (550.000 liều của Pfízer, 3 triệu liều của Modema do Mỹ viện trợ thông qua COVAX, gần 1,7 triệu liều của AstraZeneca do COVAX cung cấp, 1,2 triệu liều của AstraZeneca mua của VNVC và 415.000 liều của Anh viện trợ).

Về số người được tiêm phòng, đến nay, cả nước đã tiêm được 4.455.986 liều. So với tổng số gần 6,2 triệu liều vắc xin phân bổ 11 đợt thì tỷ lệ tiêm đạt 72,1%. Trong đó, có 4,07 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và gần 335.000 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Bộ trưởng cho biết, các địa phương đang tích cực chuẩn bị tiêm tiếp hơn 4 triệu liều của 4 đợt phân bổ vắc xin tiếp theo (vắc xin tiếp nhận từ 12/7 tới nay). Chủ trương là ưu tiên các đối tượng ở tuyến đầu chống dịch, người lao động tại các khu công nghiệp, người dân ở vùng có nguy cơ cao, đặc biệt một số tỉnh phía Nam có dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thực tế, tốc độ tiêm phòng Covid-19 của Việt Nam vẫn ở nhóm chậm nhất so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là nước dẫn đầu về tỷ lệ người được tiêm ít nhất một mũi, ở mức 40%, tiếp theo là Campuchia, với mức 17%. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm của Việt Nam mới đạt 1,3%.

Trong nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục khấn trương tiếp cận các nguồn vắc xin đế có vắc xin nhanh nhất, tiêm được cho nhiều người nhất, đặc biệt là trong thời gian từ nay đến hết quý 4/2021, nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Nguyễn Lê
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục