Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 12,94 điểm (-1,64%), xuống 776,66 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 0,3% lên 21.054 tỷ đồng, khối lượng tăng 6,9% lên 1.419 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 3,489 điểm (-3,16%), xuống 106,97 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 2,1% xuống 2.740 tỷ đồng, khối lượng tăng 17,4% lên 298 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất thị trường là ngân hàng giảm mạnh nhất với VCB (-3,5%), CTG (-4,5%), TCB (-3,66%), BID (-3,7%), VPB (-4,4%), MBB (-5,6%), HDB (-4,19%), STB (-6,47%), TPB (-4,32%)…
Nhóm cổ phiếu tài chính khác như bảo hiểm cũng chung xu hướng giảm với BVH (-3%), BMI (-2,38%), PTI (-9,9%), và nhóm chứng khoán với TVB (-25,44%), SSI (-2,6%), VCI (-7,1%), VND (-11%), APG (-1,2%), CTS (-7,2%)...
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng bứt phá với các đại điện lớn như VNM (+3,5%), SAB (+8,8%), BHN (+8,9%)...
Trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE, chiếm đa số là các mã có tính đầu cơ cao như QCG, SJF, APC, DCM, PTC, FCM.
Còn lại đáng kể là FRT, khi giảm sâu về mức thấp nhất lịch sử giá vào cuối tháng 3 vừa qua tại 10.500 đồng đã được kéo mạnh trở lại và phục hồi tốt, kết tuần này với 4 trên 5 phiên tăng kịch trần với thanh khoản duy trì ở mức tương đối cao.
Tương tự là KSB, giá cổ phiếu cũng được được nâng đỡ nhờ về đáy trong hơn 4 năm trong vào cuối tháng 3/2020, cùng thông tin Chủ tịch HĐQT và Phó tổng giám đốc đăng ký mua tổng cộng 2 triệu cổ phiếu từ 27/3 đến 14/4.
Trái lại, ở nhóm cổ phiếu giảm sâu có ABS, khi tuần thứ 2 liên tiếp lao dốc không phanh, mất thanh khoản kéo kể từ phiên 13/4 cho đến phiên 23/4, và chỉ được mua bắt đáy trong phiên cuối tuần, với việc tăng kịch trần, khớp gần 0,5 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bị chốt lời mạnh sau khi liên tục tăng mạnh và được dòng tiền đặc biệt quan tân gần đây có DBC, TVB và AGM.
Đáng kể, Công ty chứng khoán VNDIRECT (VND) sau khi bị HOSE ngắt kết nối giao dịch trực tuyến từ cuối giờ chiều 20/4 đã bị bán tháo trong ngày hôm sau và giảm sàn, và mặc dù VND đã khắc phục xong lỗi và HOSE cho phép nối lại giao dịch trực tuyến, nhưng chừng đó chưa đủ giúp cổ phiếu của Công ty trở lại.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 17/4 đến 24/4:
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động giảm (%) |
PTC |
4.75 |
6.64 |
39,79 |
TVB |
14.15 |
10.55 |
-25,44 |
TCO |
7.82 |
10.6 |
35,55 |
ABS |
22.9 |
18.45 |
-19,43 |
FRT |
17.65 |
23.1 |
30,88 |
HRC |
37.2 |
30.85 |
-17,07 |
FCM |
5.6 |
6.66 |
18,93 |
AGM |
13.9 |
12.1 |
-12,95 |
DCM |
6.6 |
7.75 |
17,42 |
DTA |
5.88 |
5.19 |
-11,73 |
APC |
14.4 |
16.9 |
17,36 |
DBC |
28 |
24.8 |
-11,43 |
QCG |
6.2 |
7.21 |
16,29 |
VND |
12.25 |
10.9 |
-11,02 |
KSB |
15.8 |
18.35 |
16,14 |
VAF |
4.5 |
4.01 |
-10,89 |
CAV |
58.1 |
67 |
15,32 |
DQC |
18.25 |
16.35 |
-10,41 |
SJF |
1.35 |
1.55 |
14,81 |
SPM |
11.45 |
10.3 |
-10,04 |
Trên sàn HNX tuần này, có 2 cổ phiếu nổi bật là DNM và KLF. Trong đó, KLF báo cáo lợi nhuận sau thuế quý I/2020 đạt hơn 14,1 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ vượt 18% kế hoạch cả năm, nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh lại âm hơn 186 tỷ đồng, trong khi thời điểm cuối năm 2019 chỉ âm hơn 10,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu DNM của Tổng CTCP Y tế Danameco song hành cùng kết quả kinh doanh quý I/2010 khởi sắc với doanh du 127 tỷ tỷ đồng, tăng 225% so với cùng kỳ năm trước, và lợi nhuận sau thuế tăng tới 650% lên 8,2 tỷ đồng, tương đương mức lãi của cả năm 2019.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 17/4 đến 24/4:
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động giảm (%) |
DPS |
0.2 |
0.3 |
50,00 |
CMC |
7.1 |
4.8 |
-32,39 |
KLF |
1.4 |
1.9 |
35,71 |
BST |
19.5 |
13.9 |
-28,72 |
PMB |
6.9 |
8.9 |
28,99 |
HBS |
2.4 |
1.8 |
-25,00 |
SPP |
0.4 |
0.5 |
25,00 |
PMP |
9.5 |
7.6 |
-20,00 |
SCI |
6.9 |
8.6 |
24,64 |
PVX |
1 |
0.8 |
-20,00 |
D11 |
15.3 |
19 |
24,18 |
SJC |
0.5 |
0.4 |
-20,00 |
DNM |
25 |
30.7 |
22,80 |
KMT |
6.6 |
5.3 |
-19,70 |
DZM |
2.3 |
2.8 |
21,74 |
LM7 |
5.7 |
4.6 |
-19,30 |
VC1 |
10.7 |
13 |
21,50 |
TTL |
7.9 |
6.4 |
-18,99 |
SD5 |
4.4 |
5.3 |
20,45 |
ECI |
18.1 |
14.7 |
-18,78 |
Trên UpCoM, đa số các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất đều là nhóm cổ phiếu nhỏ, có thị giá thấp và thanh khoản không đáng kể.
Trong tuần, UpCoM chào đó tân binh VW3 của Công ty cổ phần Viwaseen3 bắt đầu giao dịch từ phiên 23/4, và cổ phiếu này giảm hết biên độ 39,7% xuống 13.800 đồng, và ngày tiếp theo không có giao dịch.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 17/4 đến 24/4:
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 17/4 |
Giá ngày 24/4 |
Biến động giảm (%) |
KHL |
0.1 |
0.2 |
100,00 |
CTA |
0.2 |
0.1 |
-50,00 |
VCX |
3.4 |
6.5 |
91,18 |
TOP |
0.4 |
0.2 |
-50,00 |
AVF |
0.3 |
0.5 |
66,67 |
BDC |
13 |
7.8 |
-40,00 |
TTP |
21.5 |
33.5 |
55,81 |
SPB |
67.8 |
40.7 |
-39,97 |
POB |
4.2 |
6.3 |
50,00 |
PTX |
3.1 |
1.9 |
-38,71 |
GTT |
0.2 |
0.3 |
50,00 |
G20 |
0.3 |
0.2 |
-33,33 |
PXM |
0.2 |
0.3 |
50,00 |
KHB |
0.6 |
0.4 |
-33,33 |
FHS |
25 |
35 |
40,00 |
NTB |
0.3 |
0.2 |
-33,33 |
PNT |
5 |
7 |
40,00 |
SD8 |
0.3 |
0.2 |
-33,33 |
PSN |
6.3 |
8.8 |
39,68 |
PCN |
2.6 |
1.8 |
-30,77 |