Sau tuần giảm mạnh nhất từ đầu năm, thị trường đã lấy lại cân bằng trong tuần qua với diễn biến chủ yếu là giằng co và đi ngang bởi tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng. Trên cả 2 sàn, các chỉ số đều biến động với những phiên tăng giảm xen kẽ. Tổng cộng tuần, VN-Index giảm 3,11 điểm (-0,4%) xuống 768,97 điểm; còn HNX-Index giảm nhẹ 0,03 điểm xuống 100,83 điểm.
Mặc dù “tân binh” VPB đã khuấy động thị trường trong phiên 17/8 nhưng với lo ngại rủi ro, dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát trong những phiên còn lại khiến thanh khoản trên cả 2 sàn đều sụt giảm so với tuần trước.
Trong khi VPB đóng góp lớn vào thanh khoản thị trường nhưng diễn biến giá cổ phiếu không mấy biến động, thì cổ phiếu mới khác trong tuần qua là VDP của CTCP Dược phẩm Trung Ương Vidipha lại có màn chào sàn khá ấn tượng.
Với 4 phiên giao dịch đều tăng trần, giá cổ phiếu VDP đã tăng vọt từ mức tham chiếu 28.300 đồng/Cp lên mức 41.500 đồng/CP, tương ứng tăng 46,64% và là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE.
Vidipha là một trong những doanh nghiệp dược đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP Asean, chuyên kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm, dược liệu… Tính đến 17/4/2017, Vidapha có 3 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 35,9% vốn, trong đó Tổng Công ty Dược Việt Nam vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 14,3% vốn, còn lại CTCP Tư vấn Đầu tư và Phát triển An Việt sở hữu 11,6% vốn và ông Kiều Hữu sở hữu 10% vốn.
Ngoại trừ giao dịch tăng vọt tại VDP, các cổ phiếu đứng ở vị trí tiếp theo của bảng xếp hạng có mức tăng trưởng cách khá xa với biên độ tăng chỉ trên dưới 10%. Trong đó, đứng thứ 2 là BTT của CTCP Thương mại – Dịch vụ Bến Thành.
Ngay trong phiên đầu tuần, cổ phiếu BTT đã điều chỉnh giá để trả cổ tức bằng tiền mặt và phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 39,5%. Theo đó, giá tham chiếu của BTT được điều chỉnh từ mức 41.000 đồng/CP xuống 32.280 đồng/CP và tổng cộng tuần qua, cổ phiếu này có mức tăng 16,49%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 14-18/8
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động giảm (%) |
VDP |
41.5 |
28.3 |
46,64 |
TSC |
5.3 |
6.95 |
-23,74 |
BTT* |
37.6 |
32.28 |
16,49 |
HAI |
14.6 |
18.15 |
-19,56 |
EMC |
18.85 |
16.6 |
13,55 |
PTC |
5.21 |
5.9 |
-11,7 |
KPF |
6.7 |
6 |
11,67 |
QBS |
10.3 |
11.65 |
-11,59 |
STT |
10.7 |
9.68 |
10,54 |
LCM |
1.23 |
1.38 |
-10,87 |
HVG |
6.59 |
6 |
9,83 |
DCL |
23.1 |
25.7 |
-10,12 |
VIS |
22.2 |
20.3 |
9,36 |
EVG |
10 |
11 |
-9,09 |
SC5 |
28.8 |
26.45 |
8,88 |
SKG |
39.7 |
43.5 |
-8,74 |
SII |
23.5 |
21.6 |
8,8 |
NVT |
3.47 |
3.76 |
-7,71 |
DTL |
18.8 |
17.3 |
8,67 |
C47 |
21.25 |
23 |
-7,61 |
Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu tăng nóng thời gian qua đã đón nhận một tuần giao dịch khá tiêu cực với những phiên giảm sàn liên tiếp và lọt vào Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất.
Cụ thể, TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ dẫn đầu bảng với 4 phiên liên tiếp giảm sàn và hồi phục nhẹ trong phiên cuối tuần, tổng cộng giảm 23,74%.
Trong khi đó, HAI sau 22 phiên liên tiếp tăng trần đã bắt đầu chịu áp lực chốt lời cuối tuần trước và áp lực bán tiếp tục tăng mạnh trong tuần này với những phiên liên tiếp xanh mắt mèo và lượng dư bán sàn khá khủng.
Dù tín hiệu tích cực đã trở lại trong phiên cuối tuần khi lực cầu gia tăng mạnh hấp thụ toàn bộ hơn 16 triệu cổ phiếu dư bán sàn, giúp HAI lội ngược dòng tăng kịch trần, nhưng với 4 phiên giảm sàn trước đó khiến HAI không thoát khỏi bảng xếp hạng. Với mức giảm 19,56%, HAI là cổ phiếu đứng thứ 2 ngay sau TSC.
Trên sàn HNX, dù thị trường vẫn chưa hồi phục nhưng vẫn đón nhận những mã tăng hơn 50%, điển hình như PCE của Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung.
Sau tuần giao dịch nằm bất động ở mốc tham chiếu, PCE đã có tuần giao dịch tăng vọt khi liên tiếp tăng 5 phiên, trong đó có tới 4 phiên tăng trần. Dù các phiên cũng chỉ khớp một vài trăm đơn vị, với tổng giá trị chưa tới 25 triệu đồng nhưng giá cổ phiếu PCE tuần qua đã tăng tới 58,18%.
Bên cạnh đó, C92 của CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 tiếp tục củng cố vị thế khi từ vị trí thứ 3 trong tuần trước lên thứ 2. Với 5 phiên tăng phiên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần đã kéo giá cổ phiếu C92 từ mức 7.800 đồng/CP lên mức 11.700 đồng/CP, tương ứng tăng 50% (trong khi tuần trước chỉ tăng 20%).
Đáng chú ý trong bảng xếp hạng có sự xuất hiện của cổ phiếu trong nhóm HNX30 là LAS của CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, với mức tăng hơn 23% và đứng ở vị trí thứ 5.
Nguyên nhân chính giúp LAS bứt phá mạnh trong tuần qua là thông tin được đưa ra tại báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế, với việc áp thuế GTGT 0% đối với phân bón. Theo đánh giá của VCBS, LAS là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất khi lợi nhuận năm 2016 có thể tăng 77% lên 245 tỷ đồng nếu thay đổi chính sách thuế được thông qua.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 14-18/8
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động giảm (%) |
PCE |
17.4 |
11 |
58,18 |
HLC |
9.9 |
16.4 |
-39,63 |
C92 |
11.7 |
7.8 |
50 |
CVN |
5.3 |
8 |
-33,75 |
SGH |
37 |
28.7 |
28,92 |
CET |
7.4 |
10.6 |
-30,19 |
DP3 |
58.3 |
46.8 |
24,57 |
PSC |
12.4 |
17.2 |
-27,91 |
LAS |
16.3 |
13.2 |
23,48 |
CMI |
3.9 |
4.9 |
-20,41 |
NHC |
43.9 |
35.6 |
23,31 |
PJC |
32.2 |
39.6 |
-18,69 |
MST |
11.3 |
9.2 |
22,83 |
ATS |
12.3 |
15 |
-18 |
STP |
7.4 |
6.1 |
21,31 |
TPP |
14.6 |
17.8 |
-17,98 |
FDT |
35 |
29 |
20,69 |
ARM |
26.2 |
31.2 |
-16,03 |
VIE |
5.3 |
4.5 |
17,78 |
MEC |
2.4 |
2.8 |
-14,29 |
Trong khi đó, HLC của CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin tiếp tục đón nhận tuần giao dịch tiêu cực khi liên tiếp nằm sàn. Như vậy, chỉ tính từ đầu tháng 8 đến nay, HLC có 4 phiên đứng giá và 10 phiên còn lại đều giảm sàn, với tổng mức giảm lên tới 64%.
Tuần qua, với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá cổ phiếu HLC đã giảm từ 16.400 đồng/CP xuống còn 9.900 đồng/CP, tương ứng giảm 39,63% và tiếp tục là cổ phiếu giảm mạnh nhất.
Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là CVN của CTCP Vinam. Sau tuần giao dịch khởi sắc và là quán quân của bảng xếp hạng cổ phiếu tăng mạnh nhất, CVN đã chịu áp lực bán mạnh và liên tiếp giảm sâu trong tuần qua. Từ mức giá 8.000 đồng/CP, CVN đã rơi xuống mức giá 5.300 đồng/CP, tương ứng giảm 33,75%.
Sàn UPCoM vẫn là “môi trường” để các ngôi sao tỏa sáng. Trong đó, GER của CTCP Thể thao Ngôi sao Geru tiếp tục giao dịch khởi sắc trong tuần này với 5 phiên tăng trần liên tiếp đã vươn từ vị trí thứ 2 trong tuần trước với mức tăng hơn 60% lên vị trí quán quân trong tuần này với mức tăng 84,62%.
Cũng có mức tăng vượt trội trên 80% là TAW của CTCP Cấp nước Trung An. Nguyên nhân chính đến từ phiên tăng trần hết biên độ 40% trong ngày 16/8 sau chuỗi ngày dài không có giao dịch.
Trong tuần qua, cặp đôi mới LLM của Tổng công ty lắp máy Việt Nam – CTCP và TVP của CTCP Dược phẩm TV.Pharm cũng có mức tăng hơn 40% chỉ sau 2-3 phiên giao dịch và lần lượt đứng ở vị trí thứ 7 và 8 của bảng xếp hạng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 14-18/8
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Ngày 18/8 |
Ngày 11/8 |
Biến động giảm (%) |
GER |
4.8 |
2.6 |
84,62 |
RGC |
5.4 |
11.6 |
-53,45 |
TAW |
20 |
11 |
81,82 |
DAR |
6.3 |
12.9 |
-51,16 |
TOT |
8 |
4.7 |
70,21 |
SVG |
5.1 |
8.5 |
-40 |
PEQ |
18.7 |
11.7 |
59,83 |
DAC |
9 |
14.9 |
-39,6 |
SDJ |
14.3 |
9.4 |
52,13 |
TTG |
6.1 |
10 |
-39 |
HBD |
18.6 |
12.6 |
47,62 |
CPI |
3.6 |
5.9 |
-38,98 |
LLM* |
22 |
15 |
46,67 |
CID |
5 |
8 |
-37,5 |
TVP* |
49 |
35 |
40 |
PVP |
5.2 |
8.2 |
-36,59 |
EME |
23.8 |
17.9 |
32,96 |
VCT |
0.7 |
1 |
-30 |
SGS |
11.9 |
9.1 |
30,77 |
QCC |
6.4 |
8.8 |
-27,27 |
Trái lại, RGC của Công ty cổ phần Đầu tư PV – Inconess là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá cổ phiếu RGC bị đẩy từ mức 11.600 đồng/CP xuống còn 5.400 đồng/CP, tương ứng giảm 53,45%.
Đứng ở vị trí thứ 2, DAR của Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An cũng có mức giảm hơn 50% khi đón nhận 4 phiên giảm sàn liên tiếp trong đầu tuần và đứng giá tham chiếu trong phiên cuối tuần.
Các mã đứng tiếp theo hầu hết có mức giảm trong khoảng 30-40%, duy nhất đứng cuối bảng là QCC của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Viễn thông có mức giảm 27,27%.