Tác động của biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng
Hiện nay, những cụm từ như "hiệu ứng nhà kính" và "sự nóng lên toàn cầu" đã trở nên phổ biến và quen thuộc với chúng ta, bởi những tác động tiêu cực ngày một gia tăng đến môi truờng tự nhiên và cuộc sống của con nguời.
Ở nghĩa rộng hơn, các hiện tượng trên là hệ quả của sự biến đổi khí hậu, vốn là một hiện tượng tự nhiên, nhưng đã trở nên ngày càng trầm trọng do chịu tác động từ quá trình công nghiệp hoá, tăng trưởng kinh tế và sản xuất, và trong một số trường hợp, thói quen tiêu thụ năng lượng thiếu trách nhiệm, khiến cho lượng khí thải CO2 vào khí quyển tăng mạnh và chất lượng môi trường ngày càng xấu đi.
Ông Bùi Quang Duy, Chuyên gia đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu - The Global Climate Partnership Fund (GCPF).
Môi trường sống của chúng ta chưa bao giờ đối mặt với sự đe doạ lớn như hiện nay, thể hiện qua tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc của các thảm hoạ thiên nhiên như hạn hán, lũ quét.
Biến đổi khí hậu có tầm tác động toàn cầu, đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Những tác động thường gặp là mực nước biển dâng cao, sự thay đổi của khu vực về lượng mưa, các sự kiện thời tiết cực đoan thường xuyên hơn như sóng nhiệt và mở rộng các sa mạc.
Phần lớn các quốc gia bị tác động thuộc nhóm các nước đang phát triển và bị hạn chế về mặt kinh nghiệm chuyên môn để đối phó với tác động. Theo báo cáo chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu - Global Climate Risk Index (German Watch), Việt Nam nằm trong danh sách 10 nuớc chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc thay đổi khí hậu.
Ðứng trước những thách thức trên, các nhà khoa học, các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã bắt tay vào việc đưa ra những công uớc, thoả thuận và các giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của con nguời lên môi truờng.
Ðơn cử, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/3/1994 và hiện có 195 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn công ước này; Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực vào ngày 16/2/2005; thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu được thông qua ngày 12/12/2015…
Mục tiêu của các công uớc, thỏa thuận trên là để ổn định nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển ở mức độ vừa phải, giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C.
Công ước đưa ra một số nguyên tắc để thực hiện mục tiêu ổn định nồng độ khí nhà kính như phòng ngừa, hiệu quả chi phí, bền vững và trách nhiệm chung yêu cầu các nuớc phát triển phải đi đầu trong công cuộc chống lại sự biến đổi khí hậu.
Chỉ số rủi ro thiên tai 2017 của 10 nước bị tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn việc tham gia các công ước nói trên, thể hiện quyết tâm của Chính phủ và đất nước trong việc chung tay chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, khối tư nhân cũng bắt đầu góp sức trong việc cải thiện môi trường khí hậu. Theo ước tính, trong 15 năm tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ cần khoảng 89.000 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng toàn thế giới và 4.100 tỷ USD đầu tư cho việc giảm khí thải CO2 nhằm đạt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ không quá 2 độ C theo Thoả thuận chung Paris.
Ðưa kinh nghiệm quốc tế hỗ trợ các tổ chức tín dụng Việt Nam
Ðã có nhiều thảo luận xoay quanh chủ đề "Huy động hàng nghìn tỷ USD" trong khối tư nhân thông qua các tổ chức tài chính, trung gian tài chính và công ty đầu tư nhằm thực hiện các khoản mục đầu tư trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.
Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (Global Climate Partnership Fund - GCPF), quản lý bởi Công ty Quản lý quỹ responsAbility Investments AG là một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động huy động vốn đầu tư nhằm giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường, với hồ sơ năng lực và kinh nghiệm toàn cầu dày dặn trong việc hỗ trợ các đối tác của Quỹ.
Tòa nhà công trình xanh của Global Bank tại Panama (Nguồn: Forza Creativa).
GCPF có kinh nghiệm đầu tư và mạng lưới các định chế tài chính toàn cầu, thông qua các khoản đầu tư trên 25 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Âu). Nguồn vốn cam kết của Quỹ liên tục tăng mạnh trong những năm qua nhờ dòng tiền đầu tư dài hạn của các cổ đông tổ chức chiến lược, giúp GCPF có khả năng và nguồn lực để liên tục tìm kiếm các đối tác và dự án mới.
Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, GCPF đã đầu tư vào các định chế tài chính trong 6 quốc gia gồm Việt Nam, Campuchia, Mông Cổ, Ấn Ðộ, Sri Lanka và Bangladesh.
Lấy Ấn Ðộ làm ví dụ. Ðây là quốc gia lớn thứ hai thế giới về sản lượng mía đường. Ðối tác của GCPF tại Ấn Ðộ, RBL Bank, hưởng lợi rất lớn từ nguồn vốn đầu tư và gói tài trợ kỹ thuật của GCPF trong triển khai gói tín dụng xanh, hướng đến các khoản vay trang bị hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tấm pin năng lượng mặt trời và máy bơm tiết kiệm năng lượng cho nông dân trồng mía.
Trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, GCPF đầu tư vào dự án năng lượng mặt trời của Công ty AEE Power Ventures ở Namibia và là đối tác của Công ty Cleantech Solar ở Singapore, nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời áp mái cho khách hàng doanh nghiệp hàng đầu ở châu Á.
Ngân hàng Global Bank ở Panama, hợp tác với GCPF, đang triển khai tín dụng xanh với sản phẩm công trình xanh (green building) và các dự án năng lượng tái tạo quy mô vừa và nhỏ, cũng như các khoản cho vay tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Dự án tiêu biểu được thực hiện dưới nguồn vốn của GCPF là tòa nhà công trình xanh Global Bank Santa Maria theo chuẩn LEED mới.
Tòa nhà công trình xanh của Global Bank tại Panama (Nguồn: Forza Creativa).
Tại Việt Nam, GCPF hiện đã đầu tư vào 2 định chế tài chính là Nam A Bank và TPBank. Thông qua sự hợp tác này, Quỹ hỗ trợ Nam A Bank và TPBank xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (environmental & social, "E&S") theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nam A Bank hiện đang nhận hỗ trợ đào tạo và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia của GCPF trong việc triển khai danh mục tín dụng xanh.
Trong giai đoạn đầu, Nam A Bank tập trung vào các khoản vay trong mảng thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng, hệ thống tưới tiêu tự động, xe tải, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường và tấm pin năng lượng mặt trời áp mái. Trong các giai đoạn tiếp theo, Nam A Bank sẽ mở rộng độ phủ sang các ngành khác có tiềm năng tiết giảm khí thải CO2.
TPBank, đối tác mới nhất của GCPF tại Việt Nam, đã phát triển danh mục tín dụng xanh đối với các dự án năng lượng tái tạo và đang hợp tác với GCPF nhằm triển khai các sản phẩm mới trong cả 2 lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là tổ chức quản lý có nhiều chủ trương sáng tạo nhằm hiện đại hoá ngành ngân hàng Việt Nam.
Ðáng chú ý, trong lĩnh vực tín dụng xanh, NHNN ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN năm 2015 và Quyết định 1604/QÐ-NHNN năm 2018 để tạo khuôn khổ và định hình các mục tiêu phát triển cho tín dụng xanh. NHNN cũng hợp tác với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính để triển khai kế hoạch huy động các nguồn lực cần thiết cho tín dụng xanh và tăng trưởng bền vững. Các động thái này rất cần thiết để kết nối khối tư nhân cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu - yếu tố đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế đang tăng trưởng như Việt Nam.
Nhờ sự hỗ trợ này, nhận thức trong cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng đã tăng trưởng mạnh trong các năm vừa qua, tạo tiền đề cần thiết cho việc thu hút đầu tư tín dụng xanh từ các đối tác quốc tế.
Ðể kết luận, cần phải nhắc lại rằng, biến đổi khí hậu là vấn nạn toàn cầu, cần thiết phải có sự liên kết các nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế. Cộng đồng đầu tư quốc tế nhận thấy những thay đổi tích cực ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như thực tế Việt Nam đang phát triển đúng hướng đối với tín dụng xanh.
Các nhà đầu tư nước ngoài như GCPF và responsAbility luôn tìm kiếm và mở rộng hợp tác với các định chế tài chính Việt Nam, với cam kết hỗ trợ đầu tư lâu dài cả về tài chính và vận hành.
responsAbility có trụ sở chính ở Zurich, Thụy Sĩ, hiện là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư mang lại tác động tích cực (impact investment) với hơn 3 tỷ USD tổng tài sản và hệ thống văn phòng rộng khắp toàn cầu. GCPF được thành lập đưới hình thức công ty đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (public - private partnership) dưới sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính phát triển như KfW, IFC, FMO và các định chế tài chính tư nhân bao gồm ASN Bank, responsAbility và các đơn vị khác. Quỹ GCPF có mục tiêu chính là hợp tác với các định chế tài chính (financial institutions, "FI") toàn cầu và hỗ trợ các đối tác này về mặt tài chính (thông qua các khoản đầu tư cung cấp vốn) và tài trợ kỹ thuật (gói hỗ trợ miễn phí về kỹ thuật và chuyên môn được thiết kế chuyên sâu theo nhu cầu cụ thể của từng đối tác).
Hoạt động của Quỹ hướng đến mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 20% khí thải CO2 thông qua các khoản đầu tư tiết kiệm năng lượng (energy efficiency) và năng lượng tái tạo (renewable energy).