Thực thi ESG, điểm “mờ” quảng cáo xanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đối với các ngân hàng, việc giả vờ làm xanh mọi thứ dường như không khó khăn, thay vì thực sự tuân thủ yếu tố môi trường - xã hội và quản trị (ESG). Sự phổ biến của quảng cáo xanh đe dọa nghiêm trọng đến niềm tin và uy tín trong các nỗ lực tài chính bền vững.
Như người tham gia giao thông, “lộ trình” xanh đòi hỏi tính tự giác rất cao Như người tham gia giao thông, “lộ trình” xanh đòi hỏi tính tự giác rất cao

ESG bị xem nhẹ vì ngân hàng chú trọng mục tiêu lợi nhuận

Trong những năm gần đây, ESG ngày càng trở nên quan trọng đối với các quyết định đầu tư và chiến lược doanh nghiệp trên nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.

Ngành ngân hàng, như một trụ cột quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, không thoát khỏi ESG. Tuy nhiên, trong khi nhiều ngân hàng đã cam kết với nguyên tắc ESG, họ đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thực thi, thường phải đối mặt với sự hấp dẫn của quảng cáo xanh (greenwashing).

Ông Samir Dixit, Giám đốc Toàn cầu, ACORN Management Consulting Pte. Ltd
Ông Samir Dixit, Giám đốc Toàn cầu, ACORN Management Consulting Pte. Ltd

Định nghĩa về “greenwashing” được thiết lập vào thập niên 1980 bởi nhà môi trường học Jay Westerveld, dùng để chỉ hành vi đưa ra những tuyên bố sai lệch về vấn đề môi trường của các tổ chức. Hiện tại, quảng cáo xanh hay greenwashing là khái niệm ám chỉ hành vi các thương hiệu sử dụng bền vững là hình thức tiếp thị cho doanh nghiệp, nhưng lại không cam kết toàn diện với các quy chuẩn nghiêm ngặt của phát triển bền vững.

Trước hết, tôi nhấn mạnh một sự thật quan trọng trước khi đào sâu vào bất kỳ điều gì liên quan đến ngân hàng: Ngân hàng về cơ bản chỉ tập trung vào 2 điều: giảm thiểu rủi ro và làm ra lợi nhuận. ESG trong ngân hàng đặt ra một thách thức lớn cho cả hai khía cạnh tập trung này.

Thực tế, ESG vô cùng phức tạp đối với ngành ngân hàng do phạm vi rộng lớn của thách thức đi kèm với việc tuân thủ ESG, bao gồm giảm thiểu rủi ro về biến đổi khí hậu, trách nhiệm xã hội và quản trị đạo đức.

Đối với các ngân hàng, việc tích hợp ESG vào hoạt động của họ không chỉ liên quan đến việc điều chỉnh các thực tiễn cho vay và đầu tư theo các mục tiêu bền vững, mà còn đòi hỏi sự thay đổi quan trọng đối với các chính sách và thực tiễn nội bộ để đảm bảo hành vi kinh doanh có trách nhiệm.

Một số thách thức đối với ngân hàng trong việc hướng đến ESG là sự phức tạp trong việc đánh giá và quản lý rủi ro trên các danh mục đa dạng của họ khi biến đổi khí hậu đặt ra nhiều rủi ro, từ các tác động vật lý như các sự kiện cực đoan đến các rủi ro chuyển đổi phát sinh từ các dịch chuyển dự kiến về một nền kinh tế giảm các-bon. Vì vậy, ngân hàng phải phát triển các khung đánh giá rủi ro linh hoạt và mạnh mẽ để đánh giá và giảm thiểu các rủi ro này.

Đáng lưu ý, quảng cáo xanh là một chướng ngại lớn đối với việc tích hợp ESG trong ngành ngân hàng. Đối với các ngân hàng, việc giả vờ làm xanh mọi thứ dường như không khó khăn, thay vì thực sự tích hợp ESG vào hoạt động của họ.

Nhiều ngân hàng tích cực quảng cáo xanh bằng cách tài trợ cho các chương trình ESG khác nhau, giúp truyền tải một ấn tượng sai lầm về trách nhiệm môi trường thông qua các nỗ lực tiếp thị hoặc quan hệ công chúng, trong khi không giải quyết một cách đáng kể các vấn đề ESG quan trọng phát sinh qua các hoạt động kinh doanh của họ. Lý do là hai điểm chính đã được đề cập ở trên - lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Cơ quan quản lý cần vào cuộc kiểm tra

Một trong những chiến lược quảng cáo xanh phổ biến nhất được các ngân hàng sử dụng là “tiết lộ có chọn lọc” các thông tin liên quan đến ESG theo hướng “tốt khoe, xấu che”, hoặc thổi phồng mặt đạt được.

Một bài kiểm tra hiệu quả để xem xét liệu một ngân hàng có thực sự thực hiện các thay đổi kinh doanh đáng kể nhằm giải quyết các vấn đề ESG hay không chính là cơ quan quản lý kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng các khung và quy trình của ngân hàng trước và sau khi tích hợp ESG, tức tìm ra hình ảnh khác biệt so với những gì mà ngân hàng tuyên bố.

Lý do các ngân hàng tiếp tục tham gia vào quảng cáo xanh đơn giản là để nâng cao uy tín, định vị cạnh tranh và kích thích tài chính liên quan đến hiệu suất ESG. Bằng cách khoác lên mình và mang đến một vẻ ngoài tuân thủ ESG, ngân hàng có thể tiếp tục thu hút nhà đầu tư và khách hàng tìm kiếm các lựa chọn đạo đức và bền vững, mà không cần phải thực hiện các thay đổi đáng kể đối với các thực tiễn của họ.

Một trong những chiến lược quảng cáo xanh phổ biến nhất được các ngân hàng sử dụng là “tiết lộ có chọn lọc” các thông tin liên quan đến ESG. Ngân hàng có thể nhấn mạnh một số sáng kiến hoặc thành tựu, trong khi hạ thấp hoặc hoàn toàn bỏ qua các khía cạnh tiêu cực trong hoạt động của họ. Ngân hàng cũng sẽ sử dụng ngôn ngữ mơ hồ hoặc đưa ra các thông tin về ESG một cách không rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm, làm cho việc tìm hiểu phạm vi thực sự của cam kết và hành động của họ trở nên khó khăn đối với các bên liên quan.

Một dạng khác của quảng cáo xanh liên quan đến việc đầu tư vào các dự án hoặc tài sản “xanh” một cách nông cạn, nhưng mang lại sự công khai tích cực cho ngân hàng, thay vì có tác động tích cực đối với sự phát triển bền vững tổng thể. Ví dụ, một ngân hàng có thể tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, trong khi tiếp tục tài trợ cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch hoặc các hoạt động gây hại môi trường khác.

Để thật sự tuân thủ ESG và loại bỏ quảng cáo xanh trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ chính ngành ngân hàng. Các cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các tiêu chuẩn tiết lộ ESG rõ ràng và thúc đẩy tuân thủ để ngăn chặn các hoạt động thực tiễn gây hiểu lầm. Nhà đầu tư và khách hàng cũng có trách nhiệm kiểm tra các tuyên bố ESG của ngân hàng và yêu cầu họ chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Hơn nữa, các ngân hàng phải chứng minh sự cam kết chân thành với nguyên tắc ESG bằng cách tích hợp chúng vào các chiến lược kinh doanh cốt lõi và hoạt động. Điều này bao gồm tích hợp các yếu tố bền vững vào các khung quản lý rủi ro, quy trình phát triển sản phẩm và cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Sự hợp tác với các bên liên quan, bao gồm các tổ chức xã hội và các đối tác trong ngành cũng có thể tạo ra sự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự tiến triển có ý nghĩa đối với các mục tiêu bền vững.

Tóm lại, trong khi ESG mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng, sự phổ biến của quảng cáo xanh đe dọa nghiêm trọng đến niềm tin và uy tín trong các nỗ lực tài chính bền vững.

Để thực sự chấp nhận ESG và đóng góp vào một tương lai bền vững hơn, các ngân hàng phải đối mặt trực diện với các rủi ro về môi trường và xã hội, đồng thời thể hiện tính chính trực và minh bạch trong hành động của mình.

Samir Dixit
Theo Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2024

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục