Thị trường trái phiếu toàn cầu đối mặt với áp lực bán mạnh chưa từng có

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường trái phiếu toàn cầu đã phải chịu những tổn thất chưa từng có kể từ khi đạt đỉnh vào năm ngoái trong bối cảnh các ngân hàng trung ương bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tìm cách thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát gia tăng.
Thị trường trái phiếu toàn cầu đối mặt với áp lực bán mạnh chưa từng có

Chỉ số Bloomberg Global Aggregate Index đo lường tổng lợi tức nợ chính phủ và doanh nghiệp đã giảm 11% so với mức cao vào tháng 1/2021. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ mức đỉnh của dữ liệu từ năm 1990, vượt qua mức giảm 10,8% trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Nó tương đương với sự sụt giảm giá trị thị trường khoảng 2,6 nghìn tỷ USD, tệ hơn so với mức sụt giảm khoảng 2 nghìn tỷ USD vào năm 2008.

Chỉ số Bloomberg Global Aggregate Index

Chỉ số Bloomberg Global Aggregate Index

Trong khi có những dấu hiệu cho thấy tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu đã giảm bớt vào thứ Tư (23/3), áp lực lạm phát gia tăng trên khắp thế giới đang làm dấy lên lo ngại về khả năng mà nền kinh tế toàn cầu có thể vượt qua thời kỳ chi phí tài chính cao hơn. Đối với các nhà đầu tư, điều đó có nghĩa là sức hấp dẫn của việc nắm giữ trái phiếu, hay thậm chí là trái phiếu chính phủ an toàn cũng đang giảm dần do mức định giá nhạy cảm với lãi suất.

Winson Phoon, Trưởng bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định tại Maybank Securites Pte cho biết: “Các thuộc tính trú ẩn an toàn của trái phiếu kho bạc đã bị suy yếu khi người ta thêm rủi ro về thời gian vào phép tính”.

Đó là một đòn giáng mạnh vào các nhà quản lý tiền tệ vốn đã quen thuộc với những năm đạt được lợi nhuận ổn định khi được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng. Sự sụt giảm lợi tức trái phiếu cũng đặt ra một mối đe dọa đặc biệt đối với dân số già đang gia tăng ở nhiều nền kinh tế lớn, do những người về hưu thường phụ thuộc nhiều vào các khoản đầu tư có thu nhập cố định.

Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% vào tuần trước và Chủ tịch Jerome Powell mới đây cho biết, họ sẵn sàng tăng lãi suất thêm 0,5% vào cuộc họp tiếp theo nếu điều đó là cần thiết. Giọng điệu diều hâu của chủ tịch Fed đã khiến các nhà giao dịch nhanh chóng thay đổi và nâng cao các ước tính về mức độ mạnh mẽ của Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay.

Todd Schubert, Trưởng bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định tại Bank of Singapore cho biết: “Những khó khăn đối với thu nhập cố định vẫn còn nhiều. Các nhà đầu tư sẽ cần phải hiệu chỉnh lại kỳ vọng lợi nhuận và nhanh nhẹn để tận dụng các thay đổi của thị trường”.

Chi phí đi vay cao hơn có nguy cơ làm xói mòn khoản lợi tức nhận được bởi tốc độ tăng giá tiêu dùng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ. Giá hàng hóa tăng vọt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang có thể làm xấu đi triển vọng về lạm phát. Trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa về kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát tăng cao, vì tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng làm tăng rủi ro tín dụng.

Trong khi đó, chứng khoán toàn cầu đang giảm khoảng 6% trong năm nay, ngay cả khi cổ phiếu tăng trở lại trong những ngày gần đây khi nhiều nhà đầu tư đặt cược rằng cổ phiếu sẽ giúp bảo vệ chống lại lạm phát. Sự thoái lui ở cả thị trường thu nhập cố định và thị trường chứng khoán vào năm 2022 đang làm mất đi tính năng động của danh mục đầu tư 60/40 cổ điển nhằm cân bằng bất kỳ khoản lỗ nào từ các thị trường cổ phiếu rủi ro hơn với dòng tiền ổn định hơn từ trái phiếu.

Cuộc khủng hoảng trên thị trường nợ toàn cầu là một lời nhắc nhở về chu kỳ thắt chặt của Fed vào năm 2018, mặc dù chỉ số trái phiếu toàn cầu chỉ mất 1,2% trong cả năm đó. Nhưng thời điểm hiện tại không giống như bốn năm trước, áp lực giá cả hiện nay mạnh hơn rất nhiều và chuỗi cung ứng toàn cầu luôn gặp phải vấn đề tắc nghẽn.

Theo ngân hàng ANZ, mối đe dọa về tăng trưởng trì trệ và lạm phát gia tăng làm tăng thêm rủi ro đối với lợi suất đối với các nền kinh tế mới nổi châu Á.

Jennifer Kusuma, chiến lược gia cao cấp về lãi suất khu vực châu Á tại ngân hàng ANZ cho biết: “Chúng tôi có khả năng sẽ tiếp tục chứng kiến ​​áp lực tăng lên đối với lợi suất khi chúng tôi kỳ vọng việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở một số nền kinh tế châu Á sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm nay”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục