Thị trường tài chính 24h: Tâm điểm cổ phiếu nhỏ

(ĐTCK) VN-Index hụt mốc 940 điểm; Nhiều ngân hàng dự báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm; Cổ phiếu dầu khí rung lắc theo đà tăng tỷ giá; Chờ làn gió mới vào cổ phiếu ngành du lịch; Lợi, hại bài toán tỷ giá; Chứng khoán Nhật Bản suy yếu khi BOJ có động thái mới; Trung Quốc im lặng bất thường khi ông Trump dọa áp thuế 500 tỷ USD...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index tăng trở lại

Trong phiên sáng, sau nửa đầu phiên giằng co, lực cầu mạnh đã kéo VN-Index lên mốc 945 điểm khi chốt phiên với thanh khoản cải thiện mạnh.

Trong phiên chiều, lực cầu tốt tiếp tục nâng bước VN-Index lên sát 950 điểm. Tuy nhiên, tại ngưỡng i này, lực cung đã gia tăng, đặc biệt là tại nhóm ngân hàng khiến VN-Index đóng cửa chỉ còn sắc xanh nhạt.

Nhóm ngân hàng đa số chìm trong sắc đỏ với VCB giảm 0,35% xuống 56.600 đồng; TCB giảm 4,66% xuống 26.600 đồng; CTG giảm 4,45% xuống 23.600 đồng; BID giảm 2,36% xuống 24.800 đồng; MBB giảm 1,93% xuống 22.850 đồng; HDB giảm 0,56% xuống 35.200 đồng; TPB giảm 0,19% xuống 26.850 đồng; VPB giảm 6,78%, xuống 27.500 đồng.

Trong khi EIB may mắn giữ được mức tham chiếu 14.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu lớn với SAB tăng 5,25% lên 210.500 đồng; VJC tăng 6,87% lên 1400.000 đồng; ROS tăng 4, 87% lên 43.100 đồng; GAS tăng 2,3% lên 84.600 đồng; NVL tăng 3,79% lên 57.500 đồng; BVH tăng 3,8% lên 73.700 đồng; PLX tăng 1,96% lên 57.200 đồng. VIC, VHM, VNM có sắc xanh nhạt.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, HAG nổi sóng trở lại, leo lên mức trần 6.620 đồng, khớp 23,4 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường.

“Người anh em” HNG có lúc cũng đã leo lên mức giá trần 15.700 đồng trước khi đóng cửa ở mức 15.500 đồng, tăng 5,44% với 8,96 triệu đơn vị được khớp.

FLC dù hạ nhiệt trước sức ép chốt lời, nhưng đóng cửa tăng 2,77%, lên 5.560 đồng với 18 triệu đơn vị được khớp.

Dù không có thanh khoản quá mạnh, nhưng QCG cũng tạo ra con sóng với mức tăng trần 8.340 đồng với 3 triệu đơn vị được khớp. Cũng có sắc tím còn có TLD, GTN, CCL, PLP…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,97 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 73,12 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 939.383 đơn vị, giá trị mua ròng 19,01 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 326.653 đơn vị, giá trị bán ròng 4,25 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/7: VN-Index tăng 3,35 điểm (+0,36%), lên 936,74 điểm; HNX-Index giảm 1,32 điểm (-1,22%), xuống 106,30 điểm; UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,57%), xuống 50,26 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.585  tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Nỗi lo chiến tranh thương mại leo thang trở lại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, có thể đánh thuế lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 500 tỷ USD) khiến phố Wall tiếp tục gặp khó trong phiên cuối tuần.

Tuy nhiên, các chỉ số chính của phố Wall chỉ giằng co quanh tham chiếu và đóng cửa chỉ giảm nhẹ nhờ được bù đắp bởi kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố, đặc biệt là Microsoft.

Sau tuần tăng mạnh trước đó, phố Wall gần như không đổi trong tuần qua. Cụ thể, trong tuẩn, chỉ số Dow Jones tăng 0,15%, chỉ số S&P 500 tăng 0,02% và Nasdaq giảm 0,07%.

Kết thúc phiên 20/7, chỉ số Dow Jones giảm 6,38 điểm (-0,02%), xuống 25.058,12 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,66 điểm (-0,1%), xuống 2.801,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,10 điểm (-0,07%), xuống 7.820,20 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản suy yếu bởi các cổ phiếu xuất khẩu và ông lớn Fast Retailing lao dốc sau khi đồng Yên tăng giá.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,33% xuống 22.396,99 điểm. Topix giảm 0,36% xuống 1.738,70 điểm.

Đồng Yên tăng giá do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã mua vào trái phiếu ở mức lãi suất cố định không giới hạn lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018, sau khi lợi suất trái phiếu nhảy vọt vì những nguồn tin cho biết BoJ sẽ bàn thảo về những thay đổi tiềm năng đối với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng vào tuần tới.

“Nếu BoJ thực sự hướng tới việc thay đổi hoàn toàn về chính sách tiền tệ thì chắc chắn sẽ châm ngòi cho làn sóng bán tháo trái phiếu, nhưng tôi chưa cảm thấy điều đó đang xảy ra tại thời điểm này”, Tadashi Matsukawa, Trưởng Bộ phận Đầu tư tài sản tại PineBridge Investments Japan, cho hay.

Các nhà xuất khẩu mất điểm khi đồng Yên tăng với Toyota Motor Corp giảm 1,73%, TDK Corp giảm 2,4%, Advantest Corp giảm 2,09% và Panasonic Corp giảm 1,21%.

Cũng với những lo ngại về việc thay đổi chính sách tiền tệ đã khiến gã khổng lồ Fast Retailing, nhà điều hành chuỗi quần áo Uniqlo giảm 5,72%.

Nhóm cổ phiếu tài chính ngược lại đã tăng mạnh với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ tăng 3,64%, Mizuho Financial Group tăng 2,73%, Sumitomo Mitsui Banking Corp tăng 2,79% và Ngân hàng Shinsei tăng 3,22%.

Các lĩnh vực liên quan đến tài chính khác cũng khởi sắc, với ngành chứng khoán và bảo hiểm giao dịch tích cực.

Chứng khoán Trung Quốc đi lên nhờ sự hỗ trợ từ đà tăng của nhóm cổ phiếu tài chính và công nghiệp, nhưng sự sụt giảm tại nhóm cổ phiếu y tế sau vụ bê bối vắc xin đã hãm đà tăng của thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,1% lên 2.859,54 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,9% lên 3.525,75 điểm.

Một chỉ số phụ theo dõi các công ty y tế lớn giảm 4,1%, dẫn đầu là Chongqing Zhifei Biological Products mất 10%, sau khi nhà sản xuất vắc-xin này được phát hiện đã vi phạm các tiêu chuẩn trong việc tạo vắc-xin phòng bệnh dại.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi điều tra ngay vụ bê bối này mà ông nói rằng đã vượt qua giới hạn đạo đức, và sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người liên quan.

Trong khi đó, các nhà đầu tư đã mua vào cổ phiếu tài chính và công nghiệp, sau khi Trung Quốc ban hành dự thảo hướng dẫn tăng cường các quy định về quản lý tài sản của các tổ chức tài chính.

Cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Guizhou Changzheng Tiancheng Holding Co Ltd, tăng 10,13%; Long Yuan Construction Group Co Ltd tăng 10,06% và Bank of Chengdu Co Ltd tăng 10,05%.

Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất gồm Shanghai Hile Bio-Technology Co Ltd và Henan Oriental Silver Star Investment Co Ltd cùng giảm 10,01%; Nanjing-friend Biochemical Pharmaceutical Co Ltd giảm 9,99%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi sự sụt giảm trong cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng đã được bù đắp bởi đà tăng của ngành tài chính và bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,1%, lên 28.256,12 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 10.731,36 điểm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cho vay 502 tỷ Nhân dân tệ (74,36 tỷ USD) cho các tổ chức tài chính trong 1 năm (MLF), một động thái bất ngờ để bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành CNTT giảm 1,52%, tài chính tăng 0,62% và bất động sản tăng 0,66%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là Link Real Estate Investment Trust, tăng 2,59%, trong khi thua lỗ lớn nhất là CSPC Pharmaceutical Group Ltd giảm 3,81%.

Nhóm cổ phiếu H tăng giá lớn nhất gồm China Railway Group Ltd tăng 6,27%; China Communications Construction Co Ltd tăng 4,62% và Anhui Conch Cement Co Ltd tăng 3,54%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất ZhongAn Online P&C Insurance Co Ltd giảm 4,51%; Shenzhou International Group Holdings Ltd giảm 4% và CSPC Pharmaceutical Group Ltd giảm 3,8%.

Kết thúc phiên 23/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 300,89 điểm (-1,33%), xuống 22.396,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,64 điểm (+0,11%), lên 28.256,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 30,27 điểm (+1,07%), lên 2.859,54 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,72 - 36,92 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.644 đồng/USD, giảm 16 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.180 - 23.250 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nhiều ngân hàng dự báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm

Nửa đầu năm 2018, nhiều ngân hàng công bố lãi lớn, nhờ tín dụng cải thiện, nguồn thu từ dịch vụ tăng, dự phòng rủi ro giảm, kỳ vọng đến cuối năm sẽ hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm..>> Chi tiết

Cổ phiếu dầu khí rung lắc theo đà tăng tỷ giá

Nếu như việc giá dầu tăng trở lại mở ra triển vọng cho cổ phiếu nhóm ngành dầu khí, thì việc tỷ giá tăng thời gian gần đây và được dự báo sẽ còn biến động khó lường trong thời gian tới, lại là yếu tố gây cản trở cho sự hồi phục của nhóm cổ phiếu này..>> Chi tiết

Chờ làn gió mới vào cổ phiếu ngành du lịch

Dù được đánh giá là có hiệu quả kinh doanh tốt, cổ tức cao so với nhóm ngành sản xuất, nhưng để thu hút dòng tiền lớn, nhóm cổ phiếu ngành du lịch cần sự xuất hiện của những tên tuổi thực sự lớn..>> Chi tiết

Lợi, hại bài toán tỷ giá

háng 6 và hai tuần đầu tháng 7, tỷ giá USD/VND bật lên khỏi nền giá duy trì trong hơn một năm qua. Diễn biến này có tác động không nhỏ đến khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay có dư nợ ngoại tệ lớn theo cả chiều lợi và thiệt..>> Chi tiết

Mua bán - sáp nhập (M&A): Sức bật cho kỷ nguyên mới

Trong 10 năm qua, kể từ khi Diễn đàn mua bán và sáp nhập Việt Nam (M&A) được tổ chức, hoạt động M&A như một dòng chảy mạnh mẽ, tạo nên những con sóng lớn đưa dòng vốn đầu tư gián tiếp chuyển dịch từ những khu vực có hiệu quả thấp sang các địa chỉ có khả năng sinh lời cao hơn..>> Chi tiết

 - Trung Quốc im lặng bất thường khi ông Trump dọa áp thuế 500 tỷ USD

Bắc Kinh cho đến nay vẫn im lặng một cách bất thường khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cảnh báo sẽ áp thuế đối với gần như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục