VN-Index gặp áp lực chốt lời mạnh
Kể từ đầu tháng 11, thị trường đã liên tiếp tăng điểm. Chỉ số VN-Index đã có nhiều tăng tăng hơn 10 điểm và liên tiếp lập đỉnh mới trong 10 năm cùng thanh khoản thị trường có phần tích cực và không chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu lớn.
Bước sang phiên 23/11, thị trường tiếp tục tiến bước dưới sự dẫn dắt của nhóm bluechip đã giúp VN-Index bứt mạnh, vượt qua ngưỡng 940 điểm, lên mức cao nhất khi chốt phiên sáng.
Tuy nhiên, sau hơn 30 phút cầm cự trong phiên chiều, áp lực bán bất ngờ gia tăng và tập trung vào các nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến thị trường đột ngột lao dốc, VN-Index chính thức đảo chiều giảm điểm.
Lực cầu gia tăng hấp thụ về cuối phiên giúp VN-Index hồi trở lại và may mắn có được sắc xanh nhạt khi chốt phiên.
Ở nhóm bluechip, trong khi VNM, MSN trở lại mốc tham chiếu, còn VIC thu hẹp biên độ chỉ còn tăng nhẹ 0,7% và đứng ở mức giá 76.500 đồng/CP.
Cặp đôi cổ phiếu lớn dầu khí cũng giao dịch thiếu tích cực khi PLX giảm 2,3% GAS giảm 2,5%.
Ở nhóm ngân hàng, sau phiên tăng trần hôm qua, BID đã đảo chiều giảm 1,6%; VCB giảm nhẹ 0,2%; STB giảm 0,4%.
CTG cũng không giữ được sắc tím nhưng vẫn tăng 4,6% và khớp gần 5 triệu đơn vị; MBB tăng 2,1% khớp hơn 11,42 triệu đơn vị.
Ngoài ra, một số mã lớn khác cũng đóng vai trò là lực đỡ, giúp VN-Index hồi nhẹ về cuối phiên như SAB, ROS, VRE, VJC…
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC cũng có những nhịp rung lắc, tuy vậy cổ phiếu này vẫn giữ được sắc xanh Kết phiên, FLC tăng 1,2% và khớp hơn 26 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng gần 3,5 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 57,07 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 359.057 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,49 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 487.592 đơn vị với tổng giá trị đạt 10,71 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/11: VN-Index tăng 1,04 điểm (+0,11%), lên 933,7 điểm; HNX-Index tăng 0,89 điểm (+0,82%), lên 110,18 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,03%) lên 54,26 điểm.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau 2 phiên tăng mạnh đầu tuần, phố Wall đã điều chỉnh nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn vào ngày thứ Năm và đóng cửa sớm vào ngày thứ Sáu.
Trong ngày, biên bản cuộc họp tháng 10 của Fed được công bố với việc nhiều nhà hoạch định chính sách của Fed muốn tăng lãi suất trong thời gian tới. Đây là điều không gây ngạc nhiên, nên không có tác động nhiều tới thị trường.
Sự thận trọng của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ mới khiến thị trường đảo chiều và thanh khoản thấp.
Tuy nhiên, đà giảm của Dow Jones và S&P 500 được hãm lại, còn Nasdaq vẫn có sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu viễn thông, năng lượng, cũng như đà tăng của cổ phiếu Qualcom.
Kết thúc phiên 22/11, chỉ số Dow Jones giảm 64,65 điểm (-0,27%), xuống 23.526,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,95 điểm (-0,08%), xuống 2.597,08 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,88 điểm (+0,07%), lên 6.867,36 điểm.
Trên thị trường châu Á
Thị trường chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch dịp ngày tạ ơn người Lao Động.
Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh với chỉ số bluechip có ngày tồi tệ nhất trong gần 1 năm rưỡi do lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực từ việc bán tháo trên thị trường trái phiếu.
Các công ty tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe đồng loạt giảm, kéo chỉ số CSI300–Bluechip mất 2,93% xuống còn 4.1037,3 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 13/6/2016.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 2,29% xuống 3.351,29 điểm, ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 12.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm ra số tiền mặt tổng cộng 810 tỷ NDT (122,4 tỷ USD) trong 5 ngày liên tục.
Đây là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đang ở mức kỷ lục.
Các nhà phân tích tại Nomura nhận định biến động trên thị trường trái phiếu gây ra bởi tâm lý lo ngại Bắc Kinh siết chặt chính sách quản lý.
Lãi suất trái phiếu của Trung Quốc đã chạm 4% lần đầu trong 3 năm. Lãi này tăng có thể kéo chi phí đi vay nói chung của Trung Quốc lên cao, khiến tình hình nợ nần của nước này càng tồi tệ.
Chỉ trong 2 ngày đầu tuần này, PBOC đã bơm ròng thêm 30 tỷ NDT (4,5 tỷ USD). Hôm qua, họ không tăng cung tiền nữa. Giới phân tích cho rằng động thái này có lẽ do nhận thấy tâm lý thị trường đã bình ổn.
Trong phiên, các cổ phiếu hàng tiêu dùng và các công ty chăm sóc sức khoẻ giảm lần lượt 3,9% và 4,1% do bị chốt lời sau sau đợt tăng mạnh trong năm nay.
Ngân hàng Ping An giảm 5%, dẫn đầu sự sụt giảm trong ngành ngân hàng, New China Life Insurance cũng mất 4,1%.
Cổ phiếu tăng lớn nhất hôm nay thuộc về SJEC Corp tăng 10%, công ty TNHH Eerduosi Resources của Nội Mông tăng 8,57% và Gome Telecom Equipment Co Ltd tăng 7,04%.
Chịu thua lỗ lớn nhất là Pci-Suntek Technology Co Ltd giảm 10,02%, Tongwei Co Ltd cũng mất 10,02% và Shandong Tyan Home Co Ltd giảm 10,01%
Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm mạnh, chỉ số Hang Seng mất mốc 30.000 điểm sau phiên đột phá hôm qua.
Hang Seng Index giảm 1%, xuống 29.707,94 điểm, trong khi chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 1,9% xuống 11.737,06 điểm, mức thấp nhất trong tháng.
Hầu hết các thiệt hại đều đến trong cuối phiên, khi các nhà đầu tư chốt lời trong các ngành tài chính, công nghệ thông tin và hàng tiêu dùng, khi tâm trạng bị ảnh hưởng từ sự bi quan ở thị trường Trung Quốc.
Trong phiên, cổ phiếu hàng đầu của Hang Seng là WH Group Ltd tăng 1,69%, trong khi cổ phiếu giảm điểm nhiều nhất là AAC Technologies Holdings Inc mất 4,24%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu H là China Minsheng Banking Corp Ltd tăng 2,41%, Great Wall Motor Co Ltd tăng 0,98% và China Railway Construction Corp ltd tăng 0,77%.
3 cổ phiếu giảm điểm nhiều nhất là Tập đoàn Bảo hiểm Trung Quốc Thái Bình Dương, giảm 4,73%, New China Life Insurance Co Ltd mất 4,7% và China Merchants Bank Co Ltd giảm 4,1%.
Kết thúc phiên 23/11: Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 299,55 điểm (-0,99%), xuống 29.707,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 78,55 điểm (-2,29%), xuống 3.351,92 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,40 - 36,62 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.431 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về vụ Giám đốc Quỹ tín dụng Đồng Nai bỏ trốn
"Sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng người gửi tiền" là khẳng định của ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh Đồng Nai liên quan đến thông tin Giám đốc Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) Thái Bình ở tỉnh Đồng Nai bỏ trốn và người gửi tiền đến rút nhưng không rút được tiền..>> Chi tiết
- Cổ phiếu công nghệ ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?
Dù có nhu cầu tìm nguồn vốn lớn nhưng các công ty công nghệ, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) lại đang vắng bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó có băn khoăn tại sao doanh nghiệp công nghệ lại chưa mặn mà với kênh huy động vốn trung và dài hạn này?..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp chịu sức ép khi vốn nhà nước đắt hàng
Các đợt bán vốn sắp tới của SCIC kỳ vọng sẽ “được giá” như trường hợp tại VNM, qua đó SCIC đạt hiệu quả thoái vốn ở mức cao, nhà đầu tư ngắn hạn theo “game” thoái vốn có mức sinh lời tốt, nhưng doanh nghiệp (DN) có những sức ép nhất định..>> Chi tiết
- Khó thúc cổ phần hóa khi thị trường chứng khoán… “chậm lớn”
Tình trạng cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước chậm vẫn tái diễn, khi theo Bộ Tài chính, trong tháng 10/2017, cả nước chỉ CPH thêm được 1 doanh nghiệp. 10 tháng đầu năm nay, có 38 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH..>> Chi tiết
- Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)
Tại phiên họp toàn thể sáng 23/11 của kỳ họp thứ 4, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)..>> Chi tiết
- Lạm phát Venezuela vượt 4.000%
Đồng bolivar nước này đã gần như vô giá trị, và cuộc khủng hoảng tiền cũng đang ngày một tệ hơn..>> Chi tiết