Giá vàng trong nước lên cao nhất lịch sử
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 24/2 tăng 800.000 đồng/lượng chiều mua vào và 850.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 47,80 – 49,02 triệu đồng/lượng, tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 2,1 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Với mức giá này, giá vàng trong nước đã vượt mức đỉnh lịch sử 48,5 triệu đồng/lượng vào thời điểm cuối năm 2011.
Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 23,8 USD lên 1.643 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục leo cao và có thời điểm chạm 1.690 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về gần 1.680 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Thị trường ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,34% lên 99,60 điểm vào cuối phiên châu Á.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.243 đồng, tăng 4 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.210 - 23.350 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,88 USD (-3,52%), xuống 51,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,06 USD (-3,56%), xuống 55,88 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất gần 30 điểm
Những thông tin tiêu cực xuất hiện ổ dịch Covid-19 tại Hàn Quốc và Itala đã khiến thị trường quốc tế và chứng khoán trong nước lao dốc mạnh ngay khi mở cửa, khiến VN-Index lùi xuống 910 điểm.
Càng về cuối phiên, lực bán càng dâng cao, với hàng loạt mã lớn nhỏ nằm sàn, đẩy VN-Index thủng mốc 905 điểm và tương đương mất gần 30 điểm khi đóng cửa.
Nhiều bluechip nằm sàn như CTD, ROS, POW, SSI, TCB, VPB, và không thiếu các mã giảm sâu như BID -6,46%, CTG -5,61%, VRE -4,4%. Nhóm BVH, FPT, HPG, MSN, PLX, MBB…giảm từ 3-5%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC, DLG, PVD, ITA, HAI, AMD, LDG, HAG, HHS, DXG, TSC, FIT… cũng đóng cửa tại mức giá sàn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 18,74 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 53,16 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 24/2: VN-Index giảm 29,75 điểm (-3,19%), xuống 903,34 điểm; HNX-Index giảm 3,91 điểm (-3,62%), xuống 104,18 điểm; UpCoM-Index giảm 1,07 điểm (-1,9%), xuống 55,23 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall bị bán tháo vào thứ Sáu tuần trước, khi số trường hợp nhiễm virus Covid ngoài Trung Quốc tăng đột biến.
Không những thế dữ liệu kinh tế Mỹ trong một cuộc khảo sát cho thấy, lĩnh vực dịch vụ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2013 vào tháng 2, báo hiệu sự co lại lần đầu tiên kể từ năm 2016. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất cũng đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2019.
Trong tuần, Dow Jones giảm 1,38%, chỉ số S&P 500 giảm 1,25% và Nasdaq giảm 1,59%.
Kết thúc phiên 21/2, chỉ số Dow Jones giảm 227,57 điểm (-0,78%), xuống 28.992,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,48 điểm (-1,05%), xuống 3.337,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 174,38 điểm (-1,79%), xuống 9.576,59 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ bù kỷ niệm ngày sinh nhật Thiên hoàng Naruhito (23/2).
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong do virus ngoài đại lục đã làm mờ đi các đảm bảo từ Bắc Kinh rằng sẽ tăng cường nỗ lực để hỗ trợ nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,28% xuống 3.031,23 điểm.Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,4% xuống 4.132,84 điểm.
Niềm tin của giới đầu tư đã bị đánh gục sau khi Hàn Quốc nâng báo động dịch bệnh Covid-19 lên mức cao nhất, và tại Italia số trường hợp nhiễm đã nhảy vọt lên trên 150, còn Iran cũng xác nhận có 43 trường hợp và 8 người tử vong.
Sự sợ hãi cao độ đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tháo một lượng cổ phiếu hạng A trị giá gần 6 tỷ nhân dân tệ thông qua chương trình kết nối chúng khoán với Hồng Kông
Tuy nhiên, tổn thất đã được hạn chế khá nhiều, sau khi Bắc Kinh nhanh chóng tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa để củng cố nền kinh tế và dữ liệu cho thấy số trường hợp nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc giảm dần.
Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh nhất trong 4 tuần qua, do sự gia tăng của số ca nhiễm mới virus corona ngoài Trung Quốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,79% xuống 26.820,88 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 2,1% xuống 10.568,33 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,1%, ngành CNTT giảm 2,6%, tài chính giảm 1,7% và bất động sản mất 1,4%.
Chứng khoán Hàn Quốc bị bán tháo, do sự lây lan rất nhanh của virus corona tại nước này đã làm gia tăng mối lo ngại về tốc dộc tăn trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Chỉ số KOSPI đóng cửa giảm 3,87%, mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ đầu tháng 10/2018.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ròng khoảng 787 tỷ won (652,08 triệu USD), mức lớn nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Ngày 24/2, Hàn Quốc đã báo cáo có thêm 161 trường hợp nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 763, biến nước này trở thành "ổ dịch" lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã nâng mức cảnh báo đối với dịch bệnh này lên mức cao nhất - báo động "đỏ".
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thông báo, sẽ họp khẩn hôm nay để bàn bạc về ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngày càng nhiều nhà kinh tế học cho rằng cơ quan này sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp định kỳ vào thứ năm này. Thứ trưởng Kim cho biết chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc tất cả biện pháp khả thi, kể cả tăng ngân sách.
Một số tổ chức nước ngoài thậm chí cảnh báo Hàn Quốc tăng trưởng âm trong quý I/2020. Nomura cho rằng với kịch bản tồi tệ nhất, GDP nước này sẽ giảm 2,9% quý I. Với JP Morgan, mức giảm là 0,3%.
Kết thúc phiên 24/2:Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,44 điểm (-0,28%), xuống 3.031,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 487,93 điểm (-1,79%), xuống 26.820,88 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 88,30 điểm (-3,87%), xuống 2.079,04 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dịch bệnh làm chậm tiến độ lên sàn của ngân hàng
Từ đầu năm đến nay, chưa có ngân hàng nào niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán theo quy định và khả năng thực hiện trong quý đầu năm cũng không được đánh giá cao, phần lớn do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19..>> Chi tiết
- Thị trường dò đáy, tìm vận may với chứng quyền
TCK đã có một số nhịp phục hồi, nhưng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái dò đáy, vì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thị trường chứng quyền cũng bị ảnh hưởng, nhưng mức định giá hiện hợp lý hơn và có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán cần động lực để vươn lênTTCK Việt Nam đã giao dịch ổn định trở lại từ ngày 4/2/2020 đến nay, nhưng để thị trường trụ vững và vươn lên, rất cần các giải pháp cụ thể như cho phép giao dịch T+0; thúc đẩy nâng hạng, giảm thuế giao dịch…>> Chi tiết
- Thận trọng dòng tiền vay và cách chọn cổ phiếu
Trong tháng 2, VN-Index chưa thể vượt hẳn vùng 940-950 điểm. Dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nên chiến lược phù hợp trong giai đoạn này là lựa chọn cổ phiếu kỹ hơn và chưa nên dùng đòn bẩy..>> Chi tiết
- 85% doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc sẽ cạn tiền trong 3 tháng tới
Khi Danny Lau mở cửa lại nhà máy sản xuất tấm nhôm của mình tại Đông Quan, một tỉnh phía Nam Trung Quốc vào cuối tuần trước, chỉ chưa tới 1/3 trong số 200 công nhân có thể đi làm..>> Chi tiết