Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chảy mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index vọt hơn 13 điểm; Quý 1, khối ngoại bán ròng nhưng không “buông” cổ phiếu ngân hàng; Dòng tiền trên thị trường chứng khoán chia rẽ; Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đứng ngoài vì sợ “méo giá”; Chứng khoán châu Á phân hóa nhẹ; Giới đầu tư chuẩn bị tâm lý cho lạm phát…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chảy mạnh

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/3 không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 130.000 đồng/lượng chiều mua vào và 230.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 54,77 – 55,19 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 6,6 USD lên 1.733,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng suy yếu và về gần 1.725 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,02% lên 92,79 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.231 đồng, tăng 1 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,16 USD (-0,26%), xuống 60,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,06 USD (+0,09%), lên 64,63 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index nhảy vọt

Trong phiên sáng, lực mua mạnh đổ vào thị trường giúp VN-Index bật tăng ngay khi mở cửa, nhưng sự thận trong quay trở lại khiến chỉ số chỉ giằng co nhẹ quanh mốc 1.170 điểm.

Điểm hạn chế của thanh khoản trong phiên sáng cũng là cơ hội vào hàng trong phiên chiều, khi nghẽn lệnh không xảy ra, tâm lý theo đó hưng phấn đã giúp VN-Index nới đà tăng và vọt lên trên 1.175 điểm khi đóng cửa.

Nhóm ngân hàng có đóng góp tích cực với CTG +2,4%, MBB +2,7%, TPB +2,6%, VPB +2,5%, SSB giữ mức giá trần +6,9%.

Dòng tiền đầu cơ chảy mạnh tiếp sức cho hàng loạt mã vừa và nhỏ bùng nổ như FLC, ROS, HQC, DLG, HAG, TTF, AMD, SJF, HAI, TSC, khi tất cả đều có sắc tím với thanh khoản cao.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 646.260 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 182,09 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/3: VN-Index tăng 13,47 điểm (+1,16%), lên 1.175,68 điểm; HNX-Index tăng 5,2 điểm (+1,92%), lên 276,16 điểm; UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (+0,83%), lên 80,52 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng tích cực trong phiên ngày thứ Sáu (26/3) nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư về trạng thái của nền kinh tế nhờ số ca nhiễm giảm và các khoản thanh toán kích thích nhiều hơn từ Washington.

Tình chung cả tuần, Dow Jones tăng 1,36%, S&P 500 tăng 1,57%, Nasdaq Composite giảm 0,58%.

Kết thúc phiên 26/3, chỉ số Dow Jones tăng 453,40 điểm (+1,39%), lên 33.072,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 65,02 điểm (+1,66%), lên 3.974,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 161,05 điểm (+1,24%), lên 13.138,72 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích lên nhờ sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế trong nước và tại Mỹ, mặc dù lo ngại về khoản lỗ 2 tỷ USD tiềm ẩn tại công ty môi giới Nomura Holdings đã hạn chế đà tăng của thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,71% lên 29.384,52 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,46% lên 1.993,34 điểm.

Cổ phiếu của công ty môi giới lớn nhất Nhật Bản Nomura Holdings giảm 16,33%, mức giảm tệ nhất kể từ tháng 11/2011, sau khi Công ty này cảnh báo về khoản lỗ có thể xảy ra tại một công ty con của Mỹ.

Sự sụt giảm của Nomura đè nặng lên nhóm cổ phiếu tài chính với Mitsubishi UFJ, giảm 1,84% và Sumitomo Mitsui giảm 1,07%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ làm trụ đỡ với Tokyo Electron tăng 3,32%, Advantest tăng 2,6% và Sony tăng 1,75%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi lợi nhuận khả quan tại các công ty công nghiệp thúc đẩy tâm lý giới đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.435,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 5.046,88 điểm.

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2021, đánh dấu sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của nước này và sự hồi sinh rộng rãi trong hoạt động kinh tế.

Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, khi sự sụt giảm của cổ phiếu CNTT đã được bù đắp bởi sự tích cực ở nhóm cổ phiếu năng lượng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index không đổi ở mức 28.338,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,21% xuống 10.942,94 điểm.

Hôm nay, cổ phiếu Bilibili Inc, được hỗ trợ bởi Tập đoàn Alibaba đã giảm tới 6,8% trong phiên ra mắt đầu tiên tại Hồng Kông.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do đợt bán tháo từ các nhà đầu tư tổ chức đã lấn át sự lạc quan trước sự phục hồi kinh tế nhờ chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Thị trường chịu áp lực do các nhà đầu tư tổ chức đã bất ngờ bán tháo 711,9 tỷ won (629,14 triệu USD) cổ phiếu, trong nhà giới đầu tư nước ngoài chỉ mua ròng 49,7 tỷ won.

Kết thúc phiên 29/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 207,82 điểm (+0,71%), lên 29.384,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,97 điểm (+0,50%), lên 3.435,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 1,87 điểm (+0,00%), lên 28.338,30 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 4,97 điểm (-0,16%), xuống 3.046,04 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Doanh nghiệp Nhà nước - Hiểu thế nào cho đúng?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với một số điểm sửa đổi liên quan đến nhóm doanh nghiệp nhà nước sẽ tác động không nhỏ đến đại bộ phận doanh nghiệp thuộc nhóm này..>> Chi tiết

- Quý 1, khối ngoại bán ròng nhưng không “buông” cổ phiếu ngân hàng

Các quỹ đầu tư ngoại tại thị trường Việt Nam đang tập trung nắm giữ nhóm cổ phiếu ngân hàng..>> Chi tiết

- Dòng tiền trên thị trường chứng khoán chia rẽ

Dòng tiền không còn “đồng thanh tương ứng” đổ vào thị trường chứng khoán như trước Tết Nguyên đán, khiến cơ hội kiếm lời trên thị trường trở nên không thể nhanh như giai đoạn trước..>> Chi tiết

- Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đứng ngoài vì sợ “méo giá”

Trong thế bất lợi vì nghẽn lệnh, nhiều nhà đầu tư đã giảm tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản, thậm chí về trạng thái 100% tiền mặt..>> Chi tiết

- Giới đầu tư chuẩn bị tâm lý cho lạm phát

Nước Mỹ đang chuẩn bị cho một đợt lạm phát kỷ lục trong năm 2021, dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lạm phát thực tế khó có thể đạt tới mức mục tiêu..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,208.61 3.64 0.3% 77,036 tỷ
HNX 226.97 -0.6 -0.27% 604 tỷ
UPCOM 88.74 0.41 0.46% 239 tỷ