Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu Việt đang rẻ đi

(ĐTCK) VN-Index lên trên 965 điểm; Xu hướng nợ xấu tăng: Chưa đáng lo; Chứng khoán tháng 8: Triển vọng tăng thắng thế; Lợi nhuận các doanh nghiệp tăng tốt, cổ phiếu Việt đang rẻ đi; Gọi vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam; Chứng khoán Trung Quốc suy yếu sau khi Mỹ áp thuế 16 tỷ USD hàng hóa; Mỹ công bố đòn trừng phạt thương mại mới với Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet.
VN-Index phục hồi khá tốt

Ngay khi bước vào phiên 8/8, cùng với sự trở lại của bluechip, các chỉ số đều tăng điểm khá tốt. VN-Index nhanh chóng tìm về mốc 960 điểm với sự hỗ trợ khá tốt đến từ bộ đôi VNM và GAS.

Bước vào phiên chiều, Vn-Index giằng co mạnh quanh mốc 965 điểm và đã bất ngờ tăng vọt qua vùng khó này trong đợt khớp ATC.

Tuy nhiên, tâm lý thận trọng khiến dòng tiền tham gia có phần hạn chế, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh.

GAS và VNM vẫn là đôi bạn cùng tiến với mức tăng tích cực. GAS tăng 4,26% lên 98.000 đồng, VNM tăng 1,63% lên 155.500 đồng.

Với thông tin giá dầu tiếp tục tăng mạnh do Mỹ trừng phạt Iran sẽ khiến nguồn cung thiếu hụt đã tiếp sức cho nhóm dầu khí tăng mạnh. Bên cạnh GAS, các mã khác trong nhóm cũng tăng tốt như PLX, PXS, PXT, PXI, PVT, đặc biệt là PVD lấy lại sắc + 6,9% lên 15.550 đồng.

Nhóm ngân hàng cũng là nhân tố hỗ trợ thị trường, với VCB tăng 1% lên 62.100 đồng, BID tăng 6,4% lên 29.200 đồng, CTG tăng 3,9% lên 23.950 đồng, MBB tăng 2,2% lên 23.300 đồng/, VPB tăng 1,7% lên 26.600 đồng, STB tăng 1,8% lên 11.350 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, GTN tiếp tục chịu sức ép bán mạnh và giảm sàn -6,6% xuống 12.000 đồng và khớp hơn 4 triệu đơn vị; còn TTF giảm 6,8% xuống ức 2.610 đồng và khớp hơn 5 triệu đơn vị.

FLC vẫn là mã giao dịch sôi động nhất với 15,15 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giảm 2,25% xuốn 6.090 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,2 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 166,13 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 623.036 đơn vị, giá trị bán ròng 7,26 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 312.350 đơn vị, giá trị mua ròng 23,87 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/8: VN-Index tăng 9,48 điểm (+0,99%), lên 966,27 điểm; HNX-Index tăng 1,96 điểm (+1,85%), lên 107,67 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+1,15%), lên 51,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4.611 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ

Đà khởi sắc của chứng khoán Trung Quốc, cùng với kết quả kinh doanh tích cực và giá dầu tăng tiếp tục giúp phố Wall duy trì đà tăng, trong đó S&P 500 lên gần với mức kỷ lục được xác lập ngày 26/1.

Trong số 428 công ty trong S& P500 đã công bố thu nhập quý II cho đến nay, 79% có lợi nhuận cao hơn dự báo của giới phân tích, mức cao nhất kể từ khi Thomson Reuters bắt đầu báo cáo con số này vào năm 1994.

Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Dow Jones tăng 126,73 điểm (+0,50%), lên 25.628,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,05 điểm (+0,28%), lên 2.858,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 23,99 điểm (+0,31%), lên 7.883,66 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn có tâm lý thận trọng trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật sẽ bắt đầu vào ngày mai.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,1% xuống 22.644,31 điểm. Topix giảm 0,1% xuống 1.744,71 điểm.

"Giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vào ngày mai... họ đang chuẩn bị tâm lý cho quan điểm cứng rắn của Mỹ đối với Nhật Bản, Hikaru Sato, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities cho biết.

Bộ trưởng Kinh tế Toshimitsu Motegi sẽ gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer vào ngày 9/8 khi Tokyo muốn đàm phán để giải quyết áp lực của Mỹ đối với hiệp định thương mại tự do và mức thuế ô tô được dự báo sẽ là trọng tâm.

Phiên hôm nay, Shiseido giảm 4,4% và đóng góp 13 điểm tiêu cực cho chỉ số Nikkei.

Mặc dù, Shiseido đã nâng dự báo lợi nhuận hoạt động lên 110 tỷ yên (990,10 triệu USD) từ mức 90 tỷ yên cho năm kết thúc vào tháng 12, nhưng con số này lại dưới 118,1 tỷ yên ước tính bởi 15 nhà phân tích của Reuters.

Nikon tăng 9,4% sau khi tăng triển vọng lợi nhuận ròng lên 53 tỷ yên từ mức 50 tỷ yên trong năm  tài chính kết thúc vào tháng 3/2019, do nhu cầu cao về máy ảnh kỹ thuật số cũng như cắt giảm được chi phí.

Daikin Industries tăng 3,4% sau khi lợi nhuận hoạt động quý I năm tài tăng 11,7% lên 83,1 tỷ yên.

Mặt khác, Kirin Holdings giảm 5,9% sau khi lợi nhuận kinh doanh giảm 5% trong kỳ xuống còn 49,2 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh trở lại, trong bối cảnh Mỹ công bố áp thuế 16 tỷ USD hàng hóa, nhưng dữ liệu xuất khẩu mới cao hơn dự kiến đã hãm đà rơi của thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,27% xuống 2.744,07 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,61% xuống 3.314,51 điểm.

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng hơn 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy ảnh hưởng từ tranh chấp thương mại với Mỹ không đáng lo ngại, thậm chí con số này còn vượt lên trên mức 11,2% của tháng 6 và dự báo của các nhà phân tích 10%.

Ngoài ta,thặng dư của Trung Quốc với Hoa Kỳ cũng chỉ giảm nhẹ xuống còn 28,09 tỷ USD trong tháng 7, so với con số 28,97 tỷ USD trong tháng 6 trước đó.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất trong phiên này là  Xinjiang Talimu Agriculture Development Co Ltd tăng 10,04%; Meanwhile, Yunnan Bowin Technology Industry tăng 10% và Shanghai Tianchen Co Ltd tăng 10%

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Shandong Lukang Pharmaceutical Co Ltd giảm 10,01%; Anzheng Fashion Group Co Ltd  giảm 10,01% và  Anhui Sun Create Electronics Co Ltd  giảm 10%.

Cổ phiếu công nghệ và năng lượng đã giúp chứng khoán Hồng Kông giữ vững sắc xanh, bấp chất thị trường đại lục giảm mạnh trở lại, sau tuyên bố chính thức áp thuế của Mỹ đối với 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Đóng cửa Hang Seng-Index tăng 0,39% lên 28.359,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,32% lên 10.901,18 điểm.

Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ bắt đầu áp thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ 23/8 tới. Đây là trị giá thuế mà Mỹ áp đặt sau khi  tháng trước đã đánh thuế trên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Trước bối cảnh đó, dữ liệu xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc được công bố vẫn cao hơn dự kiến cho thấy việc áp thuế trước của Hoa Kỳ chưa tác động đáng kể đến nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,6%, ngành CNTT tăng 1,28%, tài chính tăng 0,09% và bất động sản giảm 0,25%. *

Nhóm cổ phiếu công nghệ thực sự là cứu cánh cho thị trường với gã khổng lồ Tencent tiếp tục tăng 1,96%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là  Galaxy Entertainment Group Ltd tăng 4,46%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Hengan International Group Company Ltd giảm 2,95%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm Bảo hiểm P & C ZhongAn Online tăng 5,26%, PetroChina Co Ltd tăng 3,23% và Bất động sản và Thương mại PICC tăng 2,68%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có Great Wall Motor Co Ltd giảm 9,87%, Hengan International Group Company Ltd giảm 2,95% và China Resources Land Ltd giảm 2,14%.

Kết thúc phiên 8/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 18,43 điểm (-0,08%), xuống 22.644,31 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 110,26 điểm (+0,39%), lên 27.359,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 35,30 điểm (-1,27%), xuống 2.744,01 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.330 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,63 - 36,83 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.671 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 - 23.330 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác
Xu hướng nợ xấu tăng: Chưa đáng lo

Ông Aaron Batten, Chuyên gia cao cấp kinh tế quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tình hình xử lý nợ xấu (NPL) tiến triển chậm hơn. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo chính thức đã giảm xuống còn 2,3% tổng mức dư nợ vào cuối năm 2017, chỉ thấp hơn một chút so với mức 2,5% tính đến cuối năm 2016..>> Chi tiết

Chứng khoán tháng 8: Triển vọng tăng thắng thế

Sau khi giảm điểm mạnh và mất khoảng 25% trong quý II/2018, kể từ nửa cuối tháng 7/2018, thị trường chứng khoán đã tạo đáy và hồi phục trở lại, với sự ổn định của nhóm cổ phiếu ngân hàng, bên cạnh đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu thị giá thấp..>> Chi tiết

Lợi nhuận các doanh nghiệp tăng tốt, cổ phiếu Việt đang rẻ đi

Dữ liệu của FiinPro cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết 6 tháng đầu năm 2018 lên tới 30,8% so với cùng kỳ năm trước..>> Chi tiết

Gọi vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trên thị trường tài chính, năm 2018 là năm thứ 22 Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), mở ra một kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam, cùng góp sức phát triển nền kinh tế..>> Chi tiết

Diễn đàn M&A: 10 năm đồng hành cùng thị trường

4.353 thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) với tổng giá trị 48,8 tỷ USD đã được thực hiện trong giai đoạn 2009 đến hết tháng 6/2018..>> Chi tiết

Mỹ công bố đòn trừng phạt thương mại mới với Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/8 đã chính thức công bố một danh sách các mặt hàng Trung Quốc, trị giá gần 16 tỷ USD, sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu mới là 25%..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục