Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán ASEAN là nơi đáng để nhà đầu tư quan tâm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng lên gần 855 điểm; Mặt bằng lãi suất ngày càng phân hóa; Thị trường chứng khoán: Sự thực không nằm ở các dự báo thị trường; Cổ phiếu phân hóa rõ nét hơn; Cửa tham gia sàn phái sinh hẹp lại; Cơ hội ẩn trong đà giảm của chứng khoán ASEAN; Chứng khoán châu Á hồi phục sau phiên bán mạnh trước đó; Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế nếu các công ty Mỹ không mang việc làm quay về...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán ASEAN là nơi đáng để nhà đầu tư quan tâm

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/8 tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,35 – 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 18,7 USD lên 1.946,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và giảm và về quanh 1.930 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 4,8 USD xuống 1.930,6 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,42% lên 93,18 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.210 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,41 USD (-0,96%), xuống 42,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,41 USD (-0,91%), xuống 44,49 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng lên gần 855 điểm

Trong phiên sáng, thị trường nhanh chóng hồi phục và dành lại mốc 850 điểm nhờ lực cầu tỏ ra khá tự tin trên bảng điện tử.

Bước sang phiên chiều, tâm lý tích cực tiếp tục lan rộng thị trường khiến sắc xanh lan tỏa. Chỉ số VN-Index tiếp tục nới rộng biên độ tăng và nhích lên gần 855 điểm khi đóng cửa.

Nhóm VN30 chỉ có cặp đôi lớn VCB và VHM giảm nhẹ cùng VJC, SAB và EIB đứng giá tham chiếu, còn đều nhích bước.

Điển hình như BID +1,8%, CTG +4,3%, GAS +1,4%, STB +3,4%, TCB +1,8%, VPB +2,6%, còn HDB, HPG, MSN cũng tăng 1-1,5%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HAP rung lắc trong phiên sáng, nhưng sức mua mạnh quay trở lại kéo mã này thêm một phiên tăng kịch trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,66 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 291,82 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/8: VN-Index tăng 6,57 điểm (+0,77%), lên 854,78 điểm; HNX-Index tăng 1,46 điểm (+1,2%), lên 122,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,27%), lên 57,39 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tăng nhẹ trong phiên ngày thứ Năm (20/8), khi đà đi lên của các cổ phiếu công nghệ lớn đã bù đắp cho dữ dữ liệu thất nghiệp đáng thất vọng.

Công nghệ là lĩnh vực có thành quả tốt nhất trên phố Wall từ đầu năm, dẫn đầu đà bứt phá của S&P 500 từ mức đáy hồi cuối tháng 3/2020. Cổ phiếu Facebook leo tăng 30% từ đầu năm đến nay, Apple tăng hơn 60% trong thời gian này. Trong khi đó, Amazon bứt phá hơn 78%, còn cổ phiếu Netflix vọt hơn 50%.

Bộ Lao động Mỹ cho biết số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở nước này là 1,106 triệu người trong tuần trước, cao hơn dự báo 923.000.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng khi các nhà lập pháp gặp khó khăn để đạt được đồng thuận về dự luật kích thích mới mùa dịch Covid-19. Gần đây, một gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã hết hạn.

Kết thúc phiên 20/8, chỉ số Dow Jones tăng 46,85 điểm (+0,17%), lên 27.739,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,66 điểm (+0,32%), lên 3.385,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 118,49 điểm (+1,06%), lên 11.264,95 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ sau khi nhóm cùng ngành trên phố Wall đêm qua tiếp tục đi lên, nhưng thị trường hạ nhiệt về cuối phiên khi giới đầu tư chốt lời.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,17% lên 22.920,30 điểm. Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 đã mất 1,58%.

Chỉ số Topix tăng 0,3% lên 1.604,06 điểm với 26 trên 33 chỉ số phụ đóng cửa trên tham chiếu.

Cổ phiếu liên quan đến công nghệ đã tăng tốt nhất với Nintendo +2,63% để đạt mức cao nhất trong 12 năm. Tokyo Electron và Mitsubishi Electric Corp lần lượt tăng 0,74% và 0,84%.

Điểm đáng chú ý còn có Nippon Paint Holdings, tăng 6,52% sau khi cho biết Tập đoàn Wuthelam của Singapore sẽ mua lại Công ty với giá 1,19 nghìn tỷ yên.

Mặc dù vậy, quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, sau khi Chính quyền của ông Donald Trump đã từ chối thừa nhận bất kỳ kế hoạch gặp gỡ nào với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi một loạt các báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vững chắc, mặc dù sự không chắc chắn về các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ đã kiềm chế thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.380,68 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,85% lên 4.718,84 điểm.

Trong tuần, CSI300 tăng 0,3%, trong khi SSEC tăng 0,6%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu CNTT và tiêu dùng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,3% lên 25.117,47 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,65% lên 10.221,90 điểm.

Dẫn đầu mức tăng trong ngày là chỉ số CNTT Hang Seng và chỉ số hàng tiêu dùng lần lượt tăng 1,5% và 2%.

Trong tuần, HSI giảm 0,3%, trong khi HSCE giảm 0,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục sau phiên bán tháo đêm qua, nhờ giới đầu tư ngoài mạnh tay mua cổ phiếu nhờ hiệu ứng tích cực của phiên đêm qua trên phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,34% lên 2.304,59 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 4,3%, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3.

Kết thúc phiên 21/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 39,68 điểm (+0,17%), lên 22.920,30 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,78 điểm (+0,50%), lên 3.380,68 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 322,45 điểm (+1,30%), lên 25.113,84 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 30,37 điểm (+1,34%), lên 2.304,59 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Mặt bằng lãi suất ngày càng phân hóa

Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, thanh khoản hệ thống dư thừa, lãi suất huy động được cho là sẽ ngày một phân hóa giữa các ngân hàng..>> Chi tiết

Cửa tham gia sàn phái sinh hẹp lại

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đưa ra các điều kiện khắt khe hơn để có giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán: Sự thực không nằm ở các dự báo thị trường

Với triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách bối rối, nhà kinh tế học dự đoán sai, thì các nhà đầu tư càng khó có khả năng dự báo về triển vọng kinh tế cũng như thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

Cổ phiếu phân hóa rõ nét hơn

Trong bối cảnh chỉ số có xu hướng đi ngang, không ít cổ phiếu tăng giá trần trong phiên giao dịch giữa tuần cho thấy, thị trường thể hiện xu hướng phân hóa rõ nét hơn.. Chi tiết

Cơ hội ẩn trong đà giảm của chứng khoán ASEAN

Không có doanh nghiệp công nghệ nào lớn, thị trường chứng khoán khu vực Đông Nam Á (ASEAN) sụt giảm mạnh kể từ đầu năm trong khi nhiều thị trường lớn khác đang tiệm cận vùng đỉnh mới. Dòng tiền mải chạy theo sức hấp dẫn của các thị trường tăng trưởng, có thể đang bỏ qua cơ hội tại khối ASEAN..>> Chi tiết

Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế nếu các công ty Mỹ không mang việc làm quay về

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (20/8) đe dọa rằng nếu ông tái đắc cử, ông sẽ áp đặt thuế quan đối với các công ty Mỹ từ chối chuyển việc làm từ nước ngoài quay trở về Mỹ..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục