Sản xuất Châu Á tăng tốc khi Trung Quốc bắt đầu quay lại mức trung bình

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hoạt động của nhà máy trên khắp châu Á tiếp tục được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng xuất khẩu của khu vực, trong khi sự phục hồi của Trung Quốc đang bắt đầu ở mức vừa phải.
Sản xuất Châu Á tăng tốc khi Trung Quốc bắt đầu quay lại mức trung bình

Chỉ số sản xuất PMI của Nhật Bản đã tăng lên mức 50 vào tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, theo Ngân hàng Jibun và IHS Markit. Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Đài Loan đã tăng lên 59,4, mức cao nhất trong một thập kỷ, trong khi của Hàn Quốc vẫn ở mức 52,9, tháng thứ ba liên tiếp trên mức 50 cho thấy các quốc gia đang trong giai đoạn mở rộng trở lại.

Biểu đồ chỉ số sản xuất PMI của các quốc gia châu Á qua từng tháng năm 2020

Biểu đồ chỉ số sản xuất PMI của các quốc gia châu Á qua từng tháng năm 2020

Tuy nhiên, với việc tăng trưởng nhà máy của Trung Quốc bắt đầu giảm bớt sau khi mở rộng mạnh mẽ trong những tháng gần đây, sản xuất ở phần còn lại của khu vực châu Á có thể hạ nhiệt trong tương lai.

Theo Cục thống kê Trung Quốc cho biết vào tuần trước, chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc đã giảm xuống 51,9 trong tháng 12 từ mức cao nhất trong ba năm là 52,1 trong tháng 11, trong khi chỉ số Caixin Media và IHS Markit PMI giảm xuống 53 trong tháng từ 54,9 vào tháng 11, kéo theo sản lượng yếu hơn và đơn đặt hàng mới.

Các nền kinh tế Nam Á và Đông Nam Á hầu hết đều cho thấy sự cải thiện nhẹ trong tháng trước, với chỉ số của Ấn Độ tăng lên 56,4 từ mức 56,3 và Indonesia tiếp tục mở rộng ở mức 51,3 từ 50,6. Chỉ số PMI của Thái Lan đã tăng và Việt Nam tiếp tục mở rộng trở lại, trong khi Philippines giảm nhẹ và vẫn nằm trong vùng bị thu hẹp. Chỉ số của Malaysia đã tăng trong tháng 12 nhưng vẫn dưới mức 50.

“Các chỉ số PMI tháng 12 cho thấy lĩnh vực sản xuất của châu Á vẫn tiếp tục mở rộng ngay cả khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn. Những tháng tới sẽ vẫn còn nhiều thách thức khi các trường hợp lây nhiễm gia tăng trong khu vực và cung vượt quá nhu cầu”, theo Chang Shu, nhà kinh tế trưởng châu Á của Bloomberg.

Dữ liệu về PMI được công bố của các quốc gia cũng phù hợp với Bloomberg Trade Tracker và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch trong nửa cuối năm 2020, đặc biệt là ở các nền kinh tế châu Á.

Với vai trò hỗ trợ cho thương mại toàn cầu, chỉ số PMI của Hàn Quốc thường được xem là thước đo cho nhu cầu trong tương lai. Theo Usamah Bhatti, một nhà kinh tế tại IHS Markit cho biết các công ty đã báo cáo sự gia tăng hơn nữa cả sản lượng và đơn đặt hàng mới trong giai đoạn khảo sát mới nhất.

“Các nhà sản xuất hàng hóa Hàn Quốc vẫn lạc quan về triển vọng hoạt động của họ trong 12 tháng tới, khi đại dịch giảm dần và các sản phẩm mới được tung ra thị trường”, Bhatti viết trong một báo cáo.

Hạc Hiên

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục