Chỉ số sản xuất (PMI) của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều bị sụt giảm mạnh. Đối với Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Philippines, chỉ số PMI đã cải thiện nhưng vẫn còn dưới mức 50, theo dữ liệu được công bố bởi IHS MarKit vào thứ Hai (1/6).
Chỉ số PMI của Trung Quốc được phát hành vào ngày 31/5 là 50,6 với mức thấp hơn kỳ vọng.
Biểu đồ chỉ số PMI của các quốc gia
“Khu vực Đông Nam Á đã có nhiều thành công hơn trong việc kiểm soát virus dẫn đến sự hồi phục nhanh hơn trong việc di chuyển và nhu cầu hàng hóa trong nước nhưng các quốc gia này vẫn phải đối mặt với tình trạng suy yếu của các quốc gia lân cận và suy thoái tiềm tàng trong ngành bán dẫn”, theo Priyanka Kishore, nhà kinh tế trưởng khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics.
Nhiều nền kinh tế mới nổi cho thấy dấu hiệu hồi sinh, ngay cả khi các ngành sản xuất vẫn đang thu hẹp lại. Tiến trình tái mở rộng sẽ là thách thức đối với các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt với nguy cơ tăng cường tình trạng căng thẳng của Trung Quốc vào chính sách kinh tế, theo Chang Shu, chuyên gia kinh châu Á của Bloomberg.
Nhiều số liệu vĩ mô cho thấy sự phục hồi về mặt nhu cầu trên toàn thế giới nhưng mức độ hồi phục của các nền kinh tế là không đồng đều trừ khi vacxin được áp dụng vào rộng rãi.
Các chỉ số sản xuất là dấu hiệu thể hiện sự phục hồi về mặt sản xuất so với dịch vụ khi Chính phủ bắt đầu dỡ bỏ giãn cách xã hội và cho phép người dân đi lại.