Trong phiên hôm qua, một lần nữa, hành động bán tháo ở nhóm dầu khí lại xảy ra khi giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc. Cổ phiếu GAS, PVD giảm sàn, kích hoạt lệnh bán tháo, bán giải chấp ở các mã khác, đẩy chỉ số VN-Index giảm mạnh.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 0,13 điểm (+0,02%) lên 535,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,35 triệu đơn vị, tương đương giá trị 44,18 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, đà tăng được nới rộng. Tuy nhiên, diễn biến tích cực này chỉ duy trì được trong khoảng 40 phút đầu giao dịch. Áp lực bán vẫn còn, khiến nhiều mã quay đầu giảm giá, trong đó có cả PVD và GAS, nhưng mức giảm không còn mạnh.
Trên HNX, diễn biến cũng tương tự trên HOSE, sắc đỏ nhanh chóng thay thế sắc xanh đầu phiên. Đến 9h50, chỉ số HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,27%) xuống 82,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị 107,21 tỷ đồng.
Nhóm dầu khí, PVC, PVE, PVG đứng giá; PVL, PVS giảm 100 đồng
NHóm cổ phiếu đầu cơ: PVX, ACB< SCR, SHS, SHB giảm 100 đồng; KLF, KLS đứng giá
Cùng thời điểm, VN-Index giảm 2,84 điểm (-0,53%) xuống 532,3 điểm, với số mã giảm gấp đôi mã tăng là 94 mã giảm/47 mã tăng.
Lực bán tăng đẩy VN-Index giảm mạnh. Trong khoảng thời gian ngắn VN-Index mất hơn 8 điểm, tuột khỏi mốc hỗ trợ mạnh 530 điểm. Trong nhóm VN30 không có mã nào tăng, toàm sàn chỉ có 25 mã tăng điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, lực cung được hãm bớt, giúp thị trường hãm được đà rơi, những vẫn ở mức giảm sâu.
VN-Index chốt phiên sáng với mức giảm 6,34 điểm (-1,18%) xuống 528,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 62,42 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.064,26 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1 triệu đơn vị, trị giá 35,66 tỷ đồng.
Bên cạnh nhóm dầu khí như PVD, GAS giảm 500 đồng, đà giảm của VN-Index còn có sự góp mặt từ nhóm bluechip cũng như nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản, như MSN giảm 1.500 đồng; VIC giảm 900 đồng; VCB giảm 400 đồng… Nhóm chứng khoán SSI giảm 900 đồng; HCM giảm 800 đồng… Nhóm bất động sản: ITA, KBC, HAG, FLC đều giảm điểm.
Thanh khoản trên thị trường cũng ở mức thấp so với trung bình các phiên gần đây. Thanh khoản tốt vẫn tập trung vào một số mã như FLC khớp 5,8 triệu đơn vị; OGC khớp 3,45 triệu đơn vị và là mã duy nhất trong nhóm VN30 lấy lại đà tăng trước khi thị trường tạm nghỉ giao dịch phiên sáng. Còn hầu hết các mã có thanh khoản khá trên sàn khối lượng giao dịch cũng chỉ đạt hơn 1 triệu đơn vị.
Trên HNX, một số mã dầu khí đã lấy lại đà tăng như PVS, PVC tăng 300 đồng; PVG tăng 100 đồng. Tuy nhiên, với đà giảm chiếm áp đảo, chỉ số sàn này cũng tránh được kết cục giảm giống HOSE.
Kết thúc phiên sáng, HNX-Index giảm 0,9 điểm (-1,09%) xuống 81,74 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 29,47 triệu đơn vị, tương đương giá trị 384,13 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 0,9 tỷ đồng.
Theo nhiều nhiều ý kiến trên các diễn đàn chứng khoán, đà giảm mạnh của thị trường là do áp lực giải chấp margin. Trong khi đó, thống kê giao dịch từ khối tự doanh CTCK cho thấy, khối này đã mua ròng mạnh trong phiên hôm qua. Bên cạnh đó, nhiều thông tin được đưa ra vừa qua cho thấy, việc giá dầu giảm không ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước, cũng như không có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành trong nhóm dầu khí. Thị trường đang giảm theo quán tính. Liệu nhà đầu tư có đủ bình tĩnh để đưa ra quyết định đầu tư đúng nhất vào thời điểm, mà không phải theo tâm lý đám đông?