Nếu Moscow bị tuyên bố vỡ nợ, điều này sẽ đánh dấu sự vỡ nợ quy mô lớn đầu tiên của Nga đối với trái phiếu nước ngoài kể từ năm 1917, mặc dù Điện Kremlin nói rằng phương Tây đang buộc Nga vỡ nợ bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt.
Nga đã thực hiện một khoản thanh toán đến hạn vào ngày 4/4 cho hai trái phiếu chính phủ đáo hạn vào năm 2022 và 2042 bằng đồng rúp thay vì bằng đồng đô la mà nước này bắt buộc phải thanh toán theo các điều khoản.
Theo định nghĩa của Moody's, Nga "do đó có thể bị coi là vỡ nợ nếu không khắc phục được điều này trước ngày 4/5, tức là thời điểm kết thúc thời gian ân hạn", Moody's cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm (14/4).
"Các hợp đồng trái phiếu không có quy định về việc hoàn trả bằng bất kỳ loại tiền tệ nào khác ngoài đồng đô la”, Moody’s cho biết.
Moody's cho biết, trong khi một số trái phiếu bằng đồng euro của Nga phát hành sau năm 2018 cho phép thanh toán bằng đồng rúp theo một số điều kiện, thì những trái phiếu bằng đồng euro phát hành trước năm 2018, chẳng hạn như trái phiếu bằng đồng euro đáo hạn vào năm 2022 và 2042 thì không.
Moody's cho biết: "Quan điểm của Moody là các nhà đầu tư đã không đạt được cam kết theo hợp đồng ngoại tệ vào ngày đến hạn thanh toán".
Năm 1998, Nga đã vỡ nợ 40 tỷ USD và phá giá đồng rúp dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin sau cuộc khủng hoảng nợ châu Á và giá dầu giảm đã làm mất niềm tin vào khoản nợ đồng rúp ngắn hạn của nước này.
Năm 1918, dưới sự lãnh đạo của những người Bolshevik, Nga đã chối bỏ các khoản nợ của Nga hoàng, gây chấn động thị trường nợ toàn cầu vì Nga khi đó có một trong những khoản nợ nước ngoài lớn nhất thế giới.
Lần này, Nga có đủ ngân sách nhưng không thể trả vì các khoản dự trữ ngoại hối đã bị Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada đóng băng.
Trong khi Nga chỉ có 40 tỷ USD trái phiếu quốc tế đang lưu hành cho các đợt phát hành bằng đồng đô la hoặc đồng euro, các công ty của nước này đã tích lũy thêm rất nhiều nợ nước ngoài.
Bộ Tài chính Mỹ trong tháng này đã ngăn chặn khả năng của Nga trong việc sử dụng dự trữ ngoại hối do ngân hàng trung ương Nga nắm giữ tại các tổ chức tài chính của Mỹ để thanh toán nợ.
Điện Kremlin cho biết, phương Tây đã không thực hiện nghĩa vụ đối với Nga khi đóng băng nguồn dự trữ ngoại hối và họ muốn có một hệ thống mới để thay thế kiến trúc tài chính Bretton Woods do các cường quốc phương Tây thiết lập vào năm 1944.
S&P vào đầu tháng này đã hạ xếp hạng ngoại tệ của Nga xuống mức "vỡ nợ có chọn lọc" do rủi ro gia tăng mà Moscow sẽ không thể và sẵn sàng thực hiện các cam kết của mình đối với người nước ngoài.
Nền kinh tế Nga đang có xu hướng suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, với lạm phát tăng vọt và sự tháo chạy của dòng vốn.