Jordan phải nhập khẩu gần 98% năng lượng từ nước ngoài, trong đó có các sản phẩm từ dầu mỏ, dầu thô và luôn phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong nước. Nhu cầu sử dụng năng lượng hiện nay ở Jordan đã tăng hơn 7% do dân số tăng nhanh và việc mở rộng sản xuất công nghiệp.
Thỏa thuận này, được ký kết với công ty nhà nước Rosatom của Nga, dự tính sẽ xây dựng 2 nhà máy năng lượng hạt nhân tại Amra, phía bắc Jordan, hoàn thành vào năm 2022.
Khaled Toukan, chủ tịch của Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Jordan phát biểu trong cuộc họp báo rằng: “Chúng tôi chọn lựa công nghệ của Nga vì công nghệ này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Jordan trong việc tạo nguồn năng lượng và có khả năng sản xuất điện với mức giá cả cạnh tranh”.
Jordan hy vọng dự án này có thể cung cấp khoảng 40% tổng lượng điện năng mà nước này cần.
Nga đã gửi hồ sơ dự thầu từ tháng 10/2013. Nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên dự tính sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2022, và nhà máy thứ 2 sẽ mở cửa 2 năm sau đó.
Trong tháng trước, Moscow và Cairo cũng đã ký thỏa thuận ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên ở Ai Cập trong chuyến thăm nước này của Tổng thống Vladimir Putin.
Đầu năm nay, Rosatom cũng đã ký hợp đồng xây dựng 2 lò phản ứng tại Hungary và đang có tham vọng xây dựng thêm các lò phản ứng tại Iran.
Chương trình đầu tư của Rosatom có nguồn vốn từ ngân sách quốc gia Nga, cho phép dành khoảng 300 – 500 tỷ USD mỗi năm để xây dựng các nhà máy hạt nhân tại Nga và ở nước ngoài.
Công việc kinh doanh của công ty này đã bị ảnh hưởng nặng bởi mối lo ngại về an toàn trên thế giới sau vụ tai nạn tại Fukushima năm 2011. Tuy nhiên, hiện Rosatom vẫn đang giữ vị trí lò phản ứng hạt nhân an toàn nhất trên thế giới.