Bộ trưởng Bộ Viễn thông Nikolai Nikiforov cho biết trong một cuộc họp báo rằng cơ quan này sẽ sớm thêm các điều luật vào hợp đồng hiện tại với các hãng phần mềm nước ngoài hoạt động tại Nga. Điều luật này sẽ sớm có hiệu lực vào 1/7 tới.
Lệnh cấm này cũng sẽ áp dụng với các đại lý phân phát phần mềm nước ngoài của Nga, ông Nikolai phát biểu với hãng tin RBC.
Nếu lệnh cấm này chính thức có hiệu lực, nó sẽ đẩy các công ty Mỹ vào thế khó bởi họ phải gánh chịu cả 2 lệnh cấm đối lập từ phía Nga và Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 12/2014 đã ký điều luật cấm tất cả các công ty Mỹ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hay công nghệ cho vùng Crimea, bao gồm cả phần mềm.
2 hãng phần mềm khổng lồ của Mỹ là Oracle và Microsoft hiện đang là 2 nhà cung cấp phần mềm lớn nhất tại Nga. Nếu lệnh cấm trên có hiệu lực, họ sẽ phải chịu thiệt hại hơn 14,5 tỷ rubles (khoảng 250 triệu USD) mỗi năm nếu vi phạm luật.
Người đứng đầu Ủy ban chiến lược về công nghệ thông tin thuộc viện Duma (Nga), Andrei Chernogorov cho biết rằng các nhà cung cấp nước ngoài như Oracle, Microsoft và SAP chiếm khoảng 80% thị phần trên thị trường phần mềm của Nga và kiếm được hơn 70% nguồn thu của đất nước tại lĩnh vực này.
Một vài công ty Nga cũng đang phát triển các sản phẩm phần mềm, nhưng các chuyên gia cho rằng rất khó để chính phủ Nga có thể nhanh chóng thay thế các sản phẩm phần mềm của Mỹ, đặc biệt là với các phần mềm cơ bản thiết yếu như hệ cơ sở dữ liệu và các hệ điều hành.