Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất lần thứ hai trong vòng bốn tháng qua và trong năm 2017 này sẽ còn có nhiều đợt tăng như vậy nữa. Các nhà nghiên cứu kinh tế của HSBC cho rằng, khó có thể tin rằng châu Á có thể rũ bỏ hoàn toàn sự thắt chặt do Ngân hàng Trung ương Mỹ tạo ra. Tuy nhiên các thị trường trong khu vực dường như chưa lĩnh hội được điều này tốt.
Theo HSBC, có thể là nhờ chuỗi số liệu về hoạt động tốt hơn cuối cùng cũng đã đến. Thêm vào đó, những lo ngại về Trung Quốc từ một năm trước rõ ràng đã biến mất. Người ta cũng có thể cho rằng việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán. Và rồi có ý kiến cho rằng các ngân hàng trung ương châu Á cũng không thực sự sẵn sàng cho việc tự thắt chặt nền kinh tế của mình, làm dịu bớt mức độ ảnh hưởng của lãi suất đồng đô la đang cao hơn.
“Vâng, chúng ta không phải đang trong thời kỳ quá thoải mái…”, các chuyên gia kinh tế HSBC chung nhận định.
Vấn đề ở đây, HSBC cho rằng đó là nợ.
So với chu kỳ thắt chặt của Fed vừa rồi, tình hình vay nợ của các nước trong khu vực châu Á khá cao. Chính vì vậy, ngay cả sự gia tăng biên độ nhỏ cũng góp phần tác động đến nhu cầu cuối cùng tăng nhanh hơn so với trước đây. Và điều đó sẽ ảnh hưởng đến cả hoạt động tiêu dùng cũng như đầu tư.
Dĩ nhiên điều này không phải là vấn đề nếu xuất khẩu tăng cao có thể bù đắp cho những lực kéo trong nước. Nhưng vấn đề cốt lõi là: điều này không có nghĩa chúng ta sẽ trải nghiệm kịch bản tương tự thời kỳ bùng nổ xuất khẩu giữa những năm 2000. Thời điểm đó, mỗi năm lượng hàng xuất khẩu ở các nước đang phát triển ở châu Á tăng khoảng 15%. Kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, con số xuất khẩu dao động gần 4%, và trong vài năm gần đây lượng hàng xuất vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Nghiên cứu của HSBC cho thấy, trong vài tháng qua, chắc chắn xuất khẩu đã hồi phục đáng kể.
"Nhưng chúng ta hãy gọi tên cho đúng là: một cuộc đọ sức theo chu kỳ che giấu những vấn đề cơ cấu sâu sắc hơn, đang làm ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của châu Á. Sự điều chỉnh hàng tồn kho của ngành điện tử giữ vai trò quan trọng ở đây, cộng với việc bổ sung nhiều thêm sau khi đã suy giảm nghiêm trọng trong hai năm trước đó".
Xuất khẩu của châu Á, mà đặc biệt là của Trung Quốc bắt đầu có sự phục hồi đáng kể.
Việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu bền vững - một khoản đủ lớn để bù đắp cho khu vực châu Á đang bị lực đẩy từ lãi suất đô la cao hơn - dường như bất khả thi: chi tiêu ở phương Tây đang chuyển hướng khỏi sử dụng những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á mới nổi (quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, bớt mua sắm đồ đạc đi), trong khi một số công ty ở Mỹ và châu Âu thậm chí còn quay lại tự sản xuất vì chi phí nhân công ở phương Đông đã không còn cạnh tranh nhiều nữa.
Điều đó còn không đề cập đến nguy cơ ngày càng tăng về chủ nghĩa bảo hộ.
"Vì vậy, so với những năm 2000 thì hiện nay nợ cao hơn nhiều, và xuất khẩu ít “sống động” hơn. Trong bối cảnh này, việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang là một điểm tiêu cực đối với tình hình tăng trưởng tăng trưởng ở các nước châu Á mới nổi", HSBC nhận định.
Một số công ty ở Mỹ và châu Âu thậm chí còn quay lại tự sản xuất vì chi phí nhân công ở phương Đông đã không còn cạnh tranh nhiều nữa.
HSBC cũng cho biết có những lập luận phản đối như sau: Các ngân hàng trung ương châu Á không cần phải theo từng bước của Fed. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ giữa Đông và Tây sẽ tiếp tục bất đồng trong vài năm tới. Một phần, khu vực châu Á có đủ khả năng lo liệu việc này do sự cán cân xuất khẩu vẫn còn tương đối mạnh mẽ, và trong trường hợp của Trung Quốc, vẫn còn kiểm soát nguồn vốn tương đối hiệu quả.
"Trên thực tế, chúng tôi không mong đợi bất kỳ một động thái thắt chặt nào ở khu vực châu Á diễn ra trong năm nay, ít nhất là từ góc độ lạm phát thì không cần phải tăng lãi suất trong nước".
Tuy nhiên, HSBC chỉ rõ, tất cả những điều này chỉ giúp cho các nước châu Á mới nổi có thêm ít thời gian.
Cuối cùng, nếu Fed tiếp tục theo đuổi đường hướng của mình, những người đi vay ở châu Á chắc chắn sẽ cảm nhận được mức độ thắt chặt.
Nhà kinh tế trưởng của HSBC tại Mỹ, Kevin Logan, không tin rằng lãi suất sẽ tăng lên nhanh chóng (ông cho rằng năm 2018 sẽ chỉ có một đợt tăng lãi suất nữa thôi, ngoài việc bình thường hóa bảng cân đối). Nhưng nếu lãi suất cứ tăng mỗi 25 điểm phần trăm thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho khu vực này.
"Mỗi khi các nguyên tắc cơ bản vẫn còn nhiều bất ổn, việc Fed đang đẩy nhanh việc thắt chặt sẽ mang lại nhiều thách thức cho khu vực châu Á. Việc đó cũng sẽ đẩy bất ổn tăng thêm vì ảnh hưởng của việc thắt chặt của ngân hàng trung ương Mỹ trở nên rõ ràng hơn", các chuyên gia HSBC nhấn mạnh.