Mặt bằng nhà phố tại phố cổ Hà Nội vốn kinh doanh bán lẻ, ăn uống, du lịch phục vụ đa phần là khách nước ngoài.
Hiện tại, do thiếu vắng khách du lịch, tình hình kinh doanh tại khu vực phố cổ ảm đạm hơn bao giờ hết.
Giấy thông báo tạm dừng bán hàng vì dịch Covid-19, cho thuê nhà... đã không còn xa lạ trên các tuyến phố sầm uất của Hà Nội.
Trên tuyến phố Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có đến 62/118, tỷ lệ trên 50% cửa hàng đóng cửa.
Hàng loạt mặt bằng phải gỡ biển hiệu, chờ sang nhượng hoặc trả mặt bằng.
Rất nhiều mặt bằng đắc địa chưa từng trống trong quá khứ đang treo biển cho thuê.
Trong thời gian không có khách hỏi thuê mới, nhiều mặt bằng bỏ không bị lấn chiếm .
Mặt tiền khách sạn trên phố Lò Sũ thành điểm bán... trà đá.
Khách sạn với thiết kế mặt tiền sang trọng trên phố Nguyễn Siêu thành... quán đặc sản bún riêu
Lên phố cổ giờ này, không khó để tìm được bãi gửi xe do nhiều cửa hàng, khách sạn đóng cửa nên mặt tiền được tận dụng thoải mái. Trước đây chỉ cần biết có mặt bằng là các hộ kinh doanh đã đến hỏi thuê. Nhưng nay dù đã treo biển, đăng thông tin trên mạng xã hội nhưng cũng không có người đến hỏi.
Văn Quyết người Nam Định cho biết cùng bạn bè đã thầu lại khách sạn trên phố Lò Sũ để kinh doanh tiếp thay chủ cũ đã quá chán nản. Quyết tận dụng mặt tiện khách sạn mở thêm quán nước để vừa phục vụ khách vừa có thêm chút thu nhập.
Theo một số chủ khách sạn còn hoạt động, do quá ít khách nên việc cạnh tranh giảm giá phòng diễn ra rất phổ biến. "Tính ra một phòng khách sạn trước giá lên tới cả triệu đồng một đêm giờ giá chỉ bằng nhà nghỉ bình thường" Văn Quyết phụ trách khách sạn 38 Lò Sũ cho biết.
Đây cũng là cơ hội cho các nhà bán lẻ sàng lọc và tìm được mặt bằng tốt mà có thể đàm phán về giá thuê, các điều kiện thương mại khác như tiền đặt cọc, kỳ thanh toán tiền thuê