Gen Z đang viết lại “luật chơi” trên hành trình độc lập tài chính như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Gen Z, hay còn gọi là thế hệ Z, được xem là thế hệ có tính tự chủ và độc lập cao, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Những bạn trẻ này đang dần viết lại “luật chơi” trên hành trình độc lập tài chính như thế nào?
Gen Z hiện đang nắm trong tay quyền năng lớn hơn bất cứ thế hệ nào. Gen Z hiện đang nắm trong tay quyền năng lớn hơn bất cứ thế hệ nào.

Chỉ một thập kỷ trước thôi, hẳn ít người có thể hình dung được sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh trực tuyến trên Internet như hiện nay.

Chỉ cần ngồi tại nhà với chiếc điện thoại thông minh liên kết cùng các ứng dụng và tài khoản thanh khoán, một người có thể kiếm được thu nhập đều đặn hàng tháng, thậm chí trong nhiều trường hợp là thu nhập rất cao.

Không cần đợi tới khi tốt nghiệp ra trường, các bạn trẻ Gen Z hiện nay, cùng sự nhanh nhạy và ham học hỏi vốn có, đã khởi tạo kế hoạch tài chính cá nhân và có những bước đi đầu tiên trong hành trình tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc ngay từ lúc này.

Vậy các bạn trẻ Gen Z đang làm điều này như thế nào?

Nắm bắt cơ hội tích lũy tài chính ở khắp nơi

Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ của Internet cùng sự phát triển vượt bậc của các thiết bị công nghệ, điều này đồng nghĩa với việc không quan trọng độ tuổi, kinh nghiệm, địa điểm, giới tính v.v… thế hệ Z có thể nắm lấy cơ hội ở khắp nơi bằng chính năng lực của mình.

Ví dụ như, sự nở rộ của các kênh thông tin và hình thức truyền tải nội dung đã và đang trao cho Gen Z quyền năng lớn hơn bất cứ thế hệ nào khi có thể xây dựng được nội dung chất lượng, tạo nên nguồn thu nhập từ hoạt động sáng tạo và nhanh chóng trở thành những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng.

Không khó để bắt gặp những bạn trẻ Gen Z đã xây dựng các kênh nội dung chỉn chu, bài bản trên các mạng xã hội như facebook, Instagram, TikTok và tạo ra nguồn thu nhập trực tiếp cũng như gián tiếp bằng việc bán sản phẩm, dịch vụ hoặc nhận quảng cáo từ các nhãn hàng.

“Dắt túi” những công cụ và kiến thức có ích

Gen Z được coi là thế hệ của sự chủ động. Việc chủ động học hỏi cùng kỹ năng tìm kiếm thông tin sắc bén đã giúp các thế hệ trẻ biến Internet thành trợ thủ đắc lực và tạo ra được những kết quả nhất định trong mảng tài chính cá nhân.

Sự nở rộ của các kênh chia sẻ thông tin, kiến thức về tài chính mang tới vô số lựa chọn cho các bạn trẻ Gen Z. Tuy nhiên, thế hệ này không chỉ tiếp thu kiến thức chung chung một cách bị động mà chủ động tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy, chọn lọc các kênh tiếp nhận kiến thức cũng như công cụ tài chính đảm bảo, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Gen Z có thể tiếp thu tri thức mọi lúc, mọi nơi và chọn lọc nguồn thông tin phù hợp với “khẩu vị” cá nhân (Ảnh minh họa: Irene Rinaldi).
Gen Z có thể tiếp thu tri thức mọi lúc, mọi nơi và chọn lọc nguồn thông tin phù hợp với “khẩu vị” cá nhân (Ảnh minh họa: Irene Rinaldi).

Hồng Quyên – Một Gen Z hiện đang là sinh viên của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân chia sẻ: “Một trong những điều khiến mình cảm thấy may mắn khi là Gen Z chính là sự bùng nổ của các nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, có chiều sâu và hoàn toàn miễn phí. Hơn một năm nay mình đã tập cho bản thân thói quen cập nhật tin tức tài chính hàng ngày, mình sẽ bắt đầu ngày mới với việc vừa xem vừa nghe livestream của các chuyên gia trên fanpage của một công ty chứng khoán uy tín để có nhận định từ những “lão làng” trong ngành, trong ngày mình cập nhật thêm thông tin từ các kênh tin, báo điện tử, mạng xã hội và trước khi đi ngủ sẽ nghe podcast. Mình thích kiểu hấp thụ kiến thức như vậy vì cảm thấy các thông tin chuyên ngành không hề khô khan, xa vời mà gần gũi với cuộc sống mỗi ngày, đồng thời còn biết thêm được nhiều câu chuyện đầu tư, kinh doanh cũng như bài học rút ra từ các chuyên gia và bạn bè đồng trang lứa.”

Chọn kênh đầu tư phù hợp

Gen Z là thế hệ rất rõ ràng và tự tin trong mỗi quyết định cá nhân, đồng thời hành động một cách quyết đoán. Thay vì đắn đo, chần chừ, các bạn trẻ Gen Z sẵn sàng thử - sai – sửa và thử nghiệm tiếp cho tới khi lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp, có thể lựa chọn một hoặc nhiều kênh để đầu tư, mạnh dạn bước những bước đi đầu tiên trong hành trình tìm kiếm sự độc lập về tài chính.

Trong số các kênh đầu tư phổ biến hiện nay như gửi tiết kiệm, mua vàng, bất động sản, đầu tư chứng khoán…, chứng khoán đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư Gen Z khi có nhiều yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.

Với sự phát triển của công nghệ, các công ty chứng khoán đã xây dựng các ứng dụng giao dịch thuận tiện, thân thiện với người dùng, vốn rất phù hợp với Gen Z – thế hệ còn thường được gọi bằng cái tên “thế hệ công nghệ”; đồng thời có những chương trình phù hợp với nhu cầu đầu tư với số vốn nhỏ, đặc biệt phù hợp với các nhà đầu F0 thuộc thế hệ Z khi có thể bắt đầu với số vốn chỉ tương đương cốc trà sữa hoặc bát phở.

Cùng với việc đầu tư sớm và sức mạnh của lãi kép, các nhà đầu tư Gen Z sẽ sớm có thể “tích tiểu thành đại”. Điều này được khích lệ bởi các công ty chứng khoán.

Chẳng hạn, công ty chứng khoán VPS hiện đang dành cho các nhà đầu tư Gen Z một chương trình ưu đãi có một không hai, ví dụ như miễn phí giao dịch trên tất cả các tiểu khoản trong vòng 1 năm kể từ ngày mở tài khoản cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Các nhà đầu tư F0 của thế hệ Gen Z có cơ sở đặt niềm tin vào tương lai của thị trường chứng khoán nước nhà khi mới chỉ có số lượng tài khoản chứng khoán tính tới thời điểm hiện tại chỉ tương đương 3,9% dân số, tuy nhiên giá trị giao dịch đã bùng nổ với hàng loạt phiên có giá trị giao dịch tỷ đô xuất hiện trong thời gian gần đây và Chính phủ đã định hướng một tương lai xán lạn dành cho chứng khoán khi đặt ra mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030.

Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, đã có hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại.

Trong đó, chỉ riêng trong tháng 10 có đến hơn 130.000 tài khoản mở mới. Trong số đó, theo thống kê từ các công ty chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 85% giá trị giao dịch. Nguồn tiền chủ đạo trước hết đến từ nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân.

Trong 10 tháng đầu năm nay, đã có hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại. (Nguồn số liệu: VSD).
Trong 10 tháng đầu năm nay, đã có hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại. (Nguồn số liệu: VSD).

Có thể thấy, Gen Z đã, đang và sẽ viết lại luật chơi tài chính so với thế hệ trước khi chủ động tìm kiếm, lựa chọn và đầu tư, tạo ra nguồn thu nhập, sinh lời thay vì chỉ tích lũy.

Những bạn trẻ này bắt đầu từ sớm hơn, có nhiều kênh đầu tư để lựa chọn, biết tối ưu công nghệ, tận dụng xu hướng, nắm lấy cơ hội từ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán, đặc biệt là sức mạnh của lãi kép để tạo nên vị thế khác biệt trong hành trình tự chủ tài chính về lâu dài.

Dương Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục