Không có trữ lượng dầu mỏ phong phú, Dubai đã xây dựng vị thế là trung tâm tài chính số 1 của châu Á trong hai thập kỷ qua, với sức hấp dẫn của mức thuế thấp, việc áp dụng Hệ thống pháp luật Common Law và tiếp xúc với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực.
Trên toàn cầu, Dubai xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng mới nhất của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), trong khi Abu Dhabi đứng thứ 35. Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu dựa trên nghiên cứu về 133 trung tâm tài chính toàn cầu.
Nhưng trong vài năm qua, Abu Dhabi - nơi nắm giữ 90% trữ lượng dầu mỏ của UAE - đã đẩy nhanh các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, dựa vào khối tài sản khổng lồ và các quỹ đầu tư quốc doanh cùng nhau quản lý gần 2.000 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phi dầu mỏ.
Top 20 quốc gia trong bảng xếp hạng mới nhất của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) |
Sự xuất hiện của các công ty trong nhiều lĩnh vực mới và tiềm năng kinh doanh được tạo ra bởi các khoản đầu tư của Abu Dhabi cũng đã thu hút cộng đồng tài chính quốc tế.
"Mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi trong năm qua, có rất nhiều nhà quản lý tài sản, quỹ đầu cơ…đến các hội nghị để huy động vốn tại đây", Ryan Lemand, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty tư vấn đầu tư và quản lý quỹ Neovision Wealth Management, có trụ sở tại Abu Dhabi cho biết.
Mặc dù số liệu thống kê của cả hai trung tâm không hoàn toàn có thể so sánh được, nhưng số liệu vẫn cho thấy Dubai đang dẫn đầu. Trung tâm tài chính quốc tế Dubai hiện có hơn 420 công ty quản lý tài sản đang hoạt động tại thành phố này. Nhưng sức hút của các quỹ đầu tư quốc gia và sự dễ dàng trong việc xin giấy phép hoạt động so với các trung tâm tài chính khác tại Abu Dhabi hiện ngang bằng với Dubai.
Tỷ phú Ray Dalio, người sáng lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates và các quỹ đầu cơ khác bao gồm Brevan Howard nằm trong số những công ty hiện có mặt tại Abu Dhabi. Các công ty quản lý tài sản PGIM và Nuveen cũng là những công ty mới gia nhập.
Theo báo cáo của Global SWF được công bố vào đầu tháng này, Abu Dhabi là thành phố giàu nhất thế giới khi xét theo tài sản do các quỹ đầu tư quốc gia nắm giữ với 1.700 tỷ USD, trong đó các quỹ này quản lý khoảng 500 tỷ USD tại Dubai.
Đối với cả hai thành phố, sự dễ dàng và rõ ràng của các quy định là một điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư tài chính trên toàn cầu.
"Môi trường quản lý cực kỳ thuận lợi", Brandon Robinson, phó giám đốc thị trường tư nhân tại JPMorgan Asset Management cho biết.
Tham vọng trở thành trung tâm toàn cầu cho ngành công nghiệp tiền điện tử của UAE, với cơ quan quản lý cho lĩnh vực mới nổi này hoạt động tại Dubai từ năm 2022 cũng đang thu hút những người chơi mới.
Mỹ thiếu một khuôn khổ quốc gia bao quát, trong khi các quy tắc của Liên minh Châu Âu sẽ có hiệu lực trong năm nay, đưa UAE lên trước so với các trung tâm tài chính toàn cầu.
Cả hai thành phố đều nỗ lực thúc đẩy du lịch và đầu tư bất động sản và đối với một số người, Dubai vẫn dẫn đầu với thành tích lâu đời hơn về thu hút tài chính quốc tế và hoạt động giải trí sôi động.