Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá

(ĐTCK) Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức diễn ra chiều 6/8 tại TP.HCM đã thu hút 500 đại diện doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự. Các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về chính sách, các lĩnh vực tiềm năng thu hút dòng tiền, chiến lược M&A.
Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn. Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn.

Sau gần 6 tiếng đồng hồ, 3 phiên thảo luận: Diễn đàn chính sách (phiên 1), Nhận diện các lĩnh vực bứt phá (phiên 2) và Phát triển thương hiệu hậu M&A (phiên 3) của Diễn đàn M&A 3019 với chủ đề: Thay đổi để bứt phá đã khép lại.

Trong 3 phiên thảo luận, rất nhiều thông tin về chính sách, các lĩnh vực tiềm năng và cách thức vận hành doanh nghiệp sau M&A đã được các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tới nhà đầu tư.

Sau các phiên thảo luận, Diễn đàn bước vào Tiệc kết nối đầu tư và Khóa đào tạo cao cấp về chiến lược M&A.

Dưới đây là nội dung Diễn đàn.

Nội dung tường thuật

13:47 06/08

Sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 55 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới. Theo thống kê của các cơ quan chức năng chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019 tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt gần 5,43 tỷ USD và dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể gần 7,6 tỷ USD.

Phát biểu khai mạc diễn đàn ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 cho biết, bước sang năm thứ 11 của Diễn đàn, thị trường M&A Việt Nam đón nhận nhiều động thái lớn như việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các luật chuyên ngành khác; Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới dự kiến lần đầu tiên được Bộ Chính trị ban hành, việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA…

Các động thái này được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư thông qua hình thức M&A.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 1
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức từ các yếu tố khách quan cũng như nội tại nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thay đổi chính sách thương mại quốc tế của các nước lớn; một số rào cản chính sách trong nước còn chưa được tháo gỡ; chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế chưa đủ hấp dẫn; và những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước…

Trong bối cảnh đó, tại Diễn đàn này với chủ đề “Thay đổi để bứt phá”, các diễn giả và cử tọa sẽ cùng thảo luận, phân tích sâu những yếu tố chuyển động về chính sách cũng như chỉ ra các cơ hội và thách thức cụ thể trong từng ngành, lĩnh vực để tạo nên sự bứt phá cho hoạt động M&A.

Đặc biệt, các nhà đầu tư, chuyên gia có mặt tại Diễn đàn cũng tập trung chia sẻ kinh nghiệm phát triển thương hiệu cùng các vấn đề đặt ra sau M&A….

14:05 06/08

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động M&A đã tăng trưởng không ngừng và trở thành một xu thế quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỷ USD, thì đến năm 2018, theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt Nam, con số này đã vượt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị thương vụ trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỷ USD.

Thị trường M&A không chỉ đạt kỷ lục về giá trị, mà còn số lượng tăng lên nhanh chóng ở cả khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Không chỉ thu hút nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, mà còn từ các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh, công nghệ. Những điều này là minh chứng cho sự trưởng thành cũng như tiềm năng của thị trường M&A Việt Nam.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 2
Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn.

Hoạt động M&A đã đóng vai trò tích cực vào quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, số lượng thương vụ thành công ngày càng nhiều, với nhiều thương vụ có giá trị rất cao và được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng quan tâm cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường M&A Việt Nam. 

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường M&A tại Việt Nam thời gian qua được tiếp sức bởi nhiều yếu tố tích cực từ nội tại nền kinh tế cũng như các cơ hội mang lại từ việc hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng, thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cùng hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và sắp ký kết cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy hoạt động M&A tăng trưởng đột phá. 

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tập trung tái đầu tư công, tái đầu tư tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. 

Từ năm 2016 đến nay, kết quả cổ phần hoá và thoái vốn đạt trên 200.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Thông qua hoạt động này, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả như Vinamilk (VNM), Sabeco (SAB). 

Việc thúc đẩy thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn của Chính phủ cùng với việc thực hiện các chính sách về cổ phần hoá, thoái vốn công khai, minh bạch đã, đang và sẽ tạo ra các sản phẩm hấp dẫn cho thị trường M&A; mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm và nghiên cứu cơ hội đầu tư, mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước… 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 3
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu tại Diễn đàn.

Cùng với đó, Chính phủ xác định khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, do đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, ngoại trừ lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán… sẽ sớm được sửa đổi để tháo gỡ vưỡng mắc, xoá bỏ những chồng chéo. Một số luật mới sẽ được xây dựng và ban hành như Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (đã ban hành), Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)… sẽ sớm được ban hành, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các nhà đầu tư tham gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ để trình Bộ Chính trị Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030”. Căn cứ trên đề án này, Bộ Chính trị sẽ lần đầu tiên ban hành một Nghị quyết riêng về hợp tác đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, ngoài việc đưa ra các định hướng chiến lược mới theo hướng ưu tiên thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, chuyển từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu, quan trọng nhất, đi cùng với đó là yêu cầu cao hơn về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…, thì chủ trương của Chính phủ tới đây sẽ đa dạng hóa hình thức mua bán và sáp nhập (M&A); nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 

Tất cả những yếu tố tích cực trên đang mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam với nhiều cơ hội bứt phá, đưa M&A trở thành kênh thu hút đầu tư quan trọng trong thời gian tới. Song, để có thể thực sự bứt phá, thị trường M&A Việt Nam trông đợi những thay đổi mạnh mẽ từ quá trình ban hành và thực thi chính sách đến các hoạt động kết nối, thực thi thương vụ và sự đổi mới, sáng tạo trong các bên mua và bên bán.

"Thay mặt lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi bày tỏ tin tưởng rằng, Diễn đàn năm nay sẽ rút ra được những kiến nghị hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc tập trung đánh giá, phân tích và tìm ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A, đảm bảo cho thị trường M&A phát triển thuận lợi, mặt khác hạn chế được những tác động tiêu cực, bất lợi từ các thương vụ M&A.

Tôi cũng hy vọng Diễn đàn tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu.

14:07 06/08

Trong khuôn khổ Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 năm 2019, Ban tổ chức và Hội đồng bình chọn Thương vụ M&A tiêu biểu công bố danh sách 10 công ty có Thương vụ M&A tiêu biểu của năm 2018 - 2019 và công bố nhà tư vấn tiêu biểu Việt Nam năm 2018 - 2019 (Best Deals & Best Advisors).

Đây là một hoạt động thường niên của Diễn đàn M&A Việt Nam. Danh sách thương vụ tiêu biểu sẽ giúp các doanh nghiệp, giới đầu tư đánh giá và nhìn lại sự phát triển về quy mô và tính chất của hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua.

Doanh nghiệp có thương vụ M&A và đầu tư tiêu biểu 2018 2019


Doanh nghiệp

Thương vụ

1

Vingroup

Các thương vụ của Vingroup (SK, Hanwa, Achos, Fivimart)

2

SK group

Các thương vụ của SK (Vingroup, Masan)

3

Saigon Coop

Saigon Coop - Auchan

4

Thaco

Thaco - HAGL

5

Minh Phú

Mitsui - MinhPhu

6

Taisho/Dược Hậu Giang

Taisho - Dược Hậu Giang

7

Vinamilk

Vinamilk - GTN Foods

8

Pan Group

Sojitz - Pan

9

Sonkim Land

SonKim Land phát hành cho đối tác chiến lược

10

Gelex

Gelex - Viglacera

Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu 2018 - 2019

STT

Công ty

Danh vị

BẢNG (Tier)

1

Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG

Tổ chức tư vấn

Tier 1

2

Công ty Luật TNHH Bae, Kim & Lee Việt Nam

Công ty Luật

Tier 1

3

Công ty Luật Bakers Mc Kenzie

Công ty Luật

Tier 1

4

Công ty Luật VILAF

Công ty Luật

Tier 1

5

Công ty Luật TNHH YKVN

Công ty Luật

Tier 1

6

Công ty CP Chứng khoán Bản Việt

Công ty chứng khoán

Tier 1

7

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Vietnam

Tổ chức tư vấn

Tier 2

8

Công ty CP chứng khoán Bảo Việt

Công ty chứng khoán

Tier 2

9

Công ty CP chứng khoán SSI

Công ty chứng khoán

Tier 2

10

Công ty CP chứng khoán VPS

Công ty chứng khoán

Tier 2

11

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt

Công ty chứng khoán

Tier 2

12

Công ty CP chứng khoán SHS

Công ty chứng khoán

Tier 2

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 4
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng (thứ 5 từ phải qua) và Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh (thứ 5 từ trái qua) trao giải cho các nhà tư vấn tiêu biểu Việt Nam năm 2018 - 2019 (Best Deals & Best Advisors).
14:21 06/08

Sau phần khai mạc, Diễn đàn bước vào Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề: Đối thoại chính sách.

Nếu thị trường muốn “bứt phá”, phải có những thương vụ lớn để thu hút dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài, như trường hợp Sabeco, Vinamilk, Vinaconex… Tuy nhiên, làm thế nào để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn…, để thu hút các thương vụ M&A lớn, hút các nhà đầu tư ngoại danh tiếng nhảy vào?

Đó chính là một trong những nội dung chính sẽ được đại diện các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế thảo luận trong phiên thảo luận thứ nhất.


14:44 06/08

Điều phối trong phiên thảo luận thứ nhất là ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital.

Ông Dominic Scriven: M&A đã phát triển mạnh 10 năm nay, điển hình là hội thảo hôm nay là hội thảo thứ 11. Nhiều đại biểu đã nói rất ngạc nhiên có một nước tổ chức riêng về diễn đàn M&A 11 năm.

Qua lời nói của Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, tối thấy có 3 sự quan tâm.

Thứ nhất, môi trường pháp lý, các môi trường chính sách đối với các nhân vật tham gia trên thị trương M&A và sự quan tâm đến những động cơ thực sự có thể khởi động M&A. Về môi trường nói chung, về chính trị, kinh tế toàn cầu, đặc biệt 2 yêu tố liên quan nhau là chiến dịch thương mại và hiệp định thương mại.;

Thứ hai là quá trình cơ cấu lại các thành phần kinh tế nhà nước.

Thứ ba là quá trình thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ vai trò của thành phần tư nhân, trong đó vai trò của thực thể nước ngoài.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 5
Các diễn giả trao đổi tại Phiên thảo luận thứ nhất: Diễn đàn chính sách.

Xin hỏi ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra nhiều năm nay và xem là yếu tố đột phá thực sự của quá trình M&A Ông có nhìn nhận gì?

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Tiến trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước là quá trình liên tục và ngày càng có điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả, tiến độ tốt hơn, mang lại phát triển bền vững của nền kinh tế cả nước.

Đến nay, nhìn thấy có vẻ chững lại mà thực tế là đang trong quá trình hoàn thiện về cơ chế pháp lý (đang sửa đổi một loạt quy định trong các bộ luật), trong đó làm rõ thêm các vấn đề như giá trị doanh nghiệp, thông lệ thị trường, quản trị của cơ quan Chính phủ trong các doanh nghiệp nhà nước...

Ngoài ra, xác định giá trị doanh nghiệp có thể gặp nhiều vướng mắc, nhưng đang trong quá trình tiếp cận thị trường, sao cho đủ và đúng. Toàn bộ quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa đã dược Chính phủ thông qua.

Về mặt quan điểm, là đẩy nhanh tiến độ, nhưng trong quá trình thực hiện, thì cơ chế đang trong quá trình hoàn thiện. Quan điểm nói chung là vẫn theo lộ trình.

14:50 06/08

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa tuy có chậm lại, nhưng chất lượng các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lại đang tốt hơn. Minh chứng là các nhà đầu tư đầu tư vào giá trị lớn hơn.

“Việc sắp xếp lại doanh nghiệp để bước vào ‘sân chơi’ mới muốn tốt hơn thì nên phải dừng lại để nhìn và sửa cho phù hợp”, ông Tiến nói.

Thực tế, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng có những vẫn đề lớn như về đất đai, nên cũng cần phải chậm lại rà soát làm cho đúng để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và để họ biết họ có được những tài sản gì.

"Chúng tôi đang cố gắng thu hẹp doanh nghiệp nhà nước rà soát, công bố rõ doanh nghiệp nhà nước sẽ bán với số lượng lớn, doanh nghiệp quy mô lớn như viễn thông, dịch vụ hàng hải… bán với số lượng lớn, mở cửa cho các cơ quan định giá quốc tế định giá doanh nghiệp.

Sẽ hỏi các công ty tư vấn quốc tế vào Việt Nam có rào cản gì để tìm cách tháo gỡ cho họ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ tiến tới sẽ có các thay đồi về quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ phải niêm yết luôn trên thị trường chứng khoán, chứ không đợi một thời gian mới niêm yết", ông Tiến nói.

Ông Tiến cho biết thêm, Bộ Tài chính đang thí điểm để đến 2021 áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn để khi cổ phần hóa sẽ đồng nhất với các chính sách quốc tế luôn.

15:03 06/08

Ông Dominic Scriven: Thông tin chúng tôi có là hiện có khoảng vài trăm doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá vẫn chưa niêm yết. Nói đến doanh nghiệp nhà nước không thể không nói đến vai trò của SCIC. Xin hỏi ông Lai chia sẽ những hoạt động của SCIC?

Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC): SCIC hoạt động được 12 năm, thoái vốn trên 900 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm trên 70 doanh nghiệp. Mừng là nguồn thu mang lại cho Nhà nước rất lớn, trên 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, kết quả thoái vốn chậm lại, trong 6 tháng đầu năm 2019, mới thoái thành công 4 doanh nghiệp. 

Dù chất lượng và số tiền thu về vẫn hiệu quả so với giá vốn, nhưng số lượng thì chưa đạt kế hoạch, có nhiều lý do, ngoài lý do chủ quan doanh nghiệp thì còn vì quy định thoái vốn thời gian qua dù nỗ lực của cơ quan chức năng nhưng vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung, hoàn thiện. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 6
Ông Lê Song Lai (ngoài cùng bên trái) trao đổi tại Phiên thảo luận thứ nhất: Diễn đàn chính sách.
Chẳng hạn, về phương thức thoái vốn, hiện thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thường thực hiện gồm đấu giá công khai, nếu không thành công thì chào giá cạnh tranh, nếu không thành công nữa thì bán thỏa thuận... Với quy trình đó, thì nhiều trường hợp vai trò của các công ty tư vấn, nhất là thương vụ lớn là rất khó.

Quy trình này, nhiều trường hợp không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là giai đoạn rà soát đặc biệt doanh nghiệp (Due diligence). Vì nhà đầu tư bỏ ra tiền lớn mà không được rà soát đặc biệt doanh nghiệp theo thông lệ đã làm trên thị trường phát triển, thì rất khó, ngoại trừ những nhà đầu tư đã quen với quy trình này. Tôi cho rằng, quy trình bán cổ phần Nhà nước cần xích lại gần hơn thông lệ quốc tế.

Về vấn đề định giá, vấn đề vướng đất đai không chỉ vướng ở cổ phần hóa mà vướng luôn ở xác định giá trị doanh nghiệp để thoái vốn sau cổ phần hóa.

Đối với nhiều quỹ đất không có giấy tờ hoàn chỉnh, chỉ có hợp đồng thuê đất, thậm chí hợp đồng đã hết hạn, nhưng địa phương tiếp tục đồng ý cho sử dụng đất và có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Trường hợp này, rất khó để định giá.

Có doanh nghiệp nhà nước từ khi cổ phần hóa đến nay gần 15 năm, giấy tờ đất cũng chỉ có là hợp đồng thuê đất, biên lai thu tiền sử dụng đất... Giả định, doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ giấy tờ pháp lý, thì giá trị thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục rà soát và xử lý vấn đề này.

Vấn đề nới room, với góc độ bên bán, tôi mong muốn, khi công bố thông tin bán cổ phần thì không có bất kỳ hạn chế nào. Có những thông tin nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia vì bị hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ tham gia được, thì cạnh tranh hơn, khả năng nguồn thu mang về cho Nhà nước tốt hơn. 

Kỳ vọng thời gian tới, cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, điều chỉnh, một mặt đảm bảo công khai minh bạch, nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. 

15:12 06/08

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cập nhật một số nội dung kiên quan đến Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Theo đó, có 3 tác động.

Tác động lớn nhất là sự an toàn của nhà đầu tư khi bỏ tiền đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam, đây là trọng tâm của việc sửa luật. Bảo vệ cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, đồng thời yêu cầu công khai minh bạch thông tin với các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 50% vốn chứ không chỉ 100%.

Thứ hai, sửa luật để M&A diễn ra tự nhiên, chứ không phải vì chính sách nên phải M&A. Chính vì thế, sẽ xây dựng danh mục đầu tư có hạn chế nhằm minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư. Khởi nghiệp sáng tạo cũng sẽ có nhiều cơ hội M&A hơn.

Thứ ba, chính sách mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, chẳng hạn, sẽ tạo ra các công cụ cho phép nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực Nhà nước đang hạn chế.

15:24 06/08

Đối với dự án sửa Luật Chứng khoán sẽ ảnh hưởng thế nào đến M&A, theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho biết, dự kiến tháng 10/2019 Quốc hội sẽ xem xét và thông qua dự luật này.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 7
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (bên trái).

Những điểm mới của Luật Chứng khoán sửa đổi, theo ông Sơn, Luật Chứng khoán mới sẽ gắn việc IPO của doanh nghiệp nhà nước với quy định phải niêm yết luôn, tránh tình trạng thời gian qua có nhiều doanh nghiệp IPO một thời gian không niêm yết tạo ra sự không minh bạch trong hoạt động.

Về vấn đề nới room, ông Sơn cho biết, thị trường tài chính Việt Nam đang tương đối mở, đặc biệt là các công ty chứng khoán và quản lý quỹ đã mở 100%. Làn sóng M&A với các công ty này diễn ra rất nhiều, đặc biệt là các công ty chứng khoán lớn của nước ngoài đã mua lại công ty chứng khoán Việt Nam. Đây là trào lưu tốt, vì đó là những nhà đầu tư có chất lượng mang đến kinh nghiệm quản lý chuẩn cho thị trường phát triển.

"Chúng tôi vừa cho ra thị trường sản phẩm chứng quyền có đảm bảo đã được thị trường đón nhận không hạn chế sở hữu nước ngoài. Thời gian tới, cũng sẽ tập trung vào quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn theo chuẩn quốc tế, cùng với đó là xem xét nâng cao chuẩn kế toán mới cho các doanh nghiệp Việt Nam", ông Sơn nói.

Ông Dominic Scriven: Xin mời bà Võ Hà Duyên, Partner, Công ty Luật Vilaf chia sẻ một vài ý kiến liên quan đến cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến thị trường M&A Việt Nam.

Bà Võ Hà Duyên, Partner, Công ty Luật Vilaf: Việt Nam đang có những thay đổi về chính sách để khuyến khích đầu tư, được giới đầu tư quốc tế đang rất trông chờ các luật mà Việt Nam sắp sửa đổi (Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Chứng khoán mới). Các sửa đổi này có thể giảm thời gian, chi phí các thương vụ, thủ tục cho các nhà đầu tư tham gia các thương vụ.

Tôi muốn đề cập tới dự thảo quy định khác có thể được ban hành trong thời gian tới, nhưng có một số điểm mà các nhà đầu tư còn quan ngại đó chính là Nghị định hướng dẫn liên quan đến Luật Cạnh tranh.

Trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh bản gần nhất, thương vụ có thể rơi vào ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế nếu giá trị trên 42 triệu USD, hoặc tổng giá trị hoặc tổng doanh thu của một trong các bên tham gia ở Việt Nam vượt trên ngưỡng 85 triệu USD, hoặc thị phần kết hợp của các bên tham gia vượt ngưỡng 20%.

So với luật cạnh tranh cũ, chỉ có một ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế duy nhất là khi thị phần kết hợp vượt ngưỡng 30%. Như vậy, so quy định trong dự thảo, số lượng thương vụ phải thông báo tập trung kinh tế có thể sẽ tăng lên nhiều lần so với luật cũ.

Thương vụ M&A có giá trị 42 triệu USD trở lên tại Việt Nam đang dần trở nên phổ biến hơn. Với các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng hay bất động sản, thì tổng giá trị trên 85 triệu USD tại Việt Nam cũng rất phiền phức.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 8
Bà Võ Hà Duyên, Partner, Công ty Luật Vilaf.

Dự thảo này nếu được thông qua, tức Uỷ ban cạnh tranh quốc gia sẽ bận rộn hơn rất nhiều, liệu có đủ nhân sự chuyên nghiên cứu thị phần để đáp ứng khối lượng tăng lên hay không. Đây là quan ngại mà khác với thay đổi so với xu hướng của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư là thu hẹp các thủ tục trong các thương vụ M&A.

Các thương vụ tôi tư vấn trong 2 năm qua, nếu dự thảo được thông qua, thì rất nhiều thương vụ sẽ phải làm thông báo tập trung kinh tế. Nếu như vậy, thì có lợi cho các luật sư tư vấn, vì luật sư, nhà đầu tư, Uỷ ban đều bận rộn hơn nhiều, nhưng có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư Việt Nam bứt phá trong vài năm tới hay không thì còn là câu hỏi lớn.

Thời gian thương vụ có thể kéo dài thêm 1 - 3 tháng, tăng chi phí thương vụ, tăng gánh nặng vận hành lên Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia, trong khi đó thay đổi này không chắc là cần thiết là điều tiết rủi ro về cạnh tranh trên thị trường. Các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, bất động sản có giá trị trên 85 triệu USD là bình thường, và với giá trị đó thì thị phần đạt được chỉ vài phần phần trăm thôi, không thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường.

Để so sánh, luật tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), quy định ngưỡng thông báo là 40%, so với con số 20% trong dự thảo có chênh lệch lớn. Ngoài ra, các quốc gia trên thế giới quy định ngưỡng thông báo dựa vào thị phần và doanh thu, rất ít quốc gia nào dựa vào giá trị tài sản là ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

Do vậy, các ngưỡng thông báo trong dự thảo không chỉ làm tăng khối lượng công việc, mà còn đi khác xa so với các ngưỡng trong luật cạnh tranh của các quốc gia láng giềng.

15:44 06/08

Về dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua, theo ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, Recof Nhật Bản, số lượng giao dịch giữa doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam đã đạt kỷ lục.

Nếu như 4 năm qua có khoảng 20 - 25 giao dịch, thì đến tháng 7/2019 đã có 21 giao dịch. Các công ty Nhật ngày càng quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là sản xuất và dịch vụ.

Có một vấn đề là 2 nền kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam ngày càng tiến gần nhau hơn, ngày càng nhiều người Việt Nam du lịch sang Nhật Bản và ngược lại.

Nhân lực Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế của Nhật Bản, người Nhật cũng ngày càng quen với việc tuyển dụng nhiều nhân lực Việt Nam.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 9
Toàn cảnh Phiên thảo luận thứ nhất.

"Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tiến triển. Vấn đề chúng tôi đối mặt là nhà đầu tư đòi hỏi cao về quản trị và tuân thủ. Nhà đầu tư Nhật cũng đang chịu sự cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ châu Á khác đang hoạt động tại Việt Nam", ông Tamotsu Majima nói.

Nói về thách thức hậu M&A, theo ông Masahiro Kotaka, Giám đốc điều hành KPMG Nhật Bản, thách thức của M&A chỉ bắt đầu khi đã chốt hạ M&A, nếu 1 công ty Nhật đầu tư vào 1 công ty Việt Nam, nó không đơn giản là sáp nhập các cổ đông vào một, mà phải nỗ lực để tạo ra một cơ thể hoàn toàn mới về quản trị, đặc biệt với các nhà đầu tư của Nhật.

"Khi tôi tư vấn cho khách hàng của tôi, họ luôn hỏi: định nghĩa của ông về một thương vụ M&A là gì? 3 - 5 năm sau M&A, tầm nhìn của ông muốn đạt được là gì? Rất tiếc, nhiều doanh nghiệp Việt không nhìn ra bức tranh sau M&A sẽ là như nào.

Theo tôi, hãy có một cuộc thảo luận để tạo ra sự phối hợp giữa 2 bên để tạo ra định nghĩa tiếp theo của hậu M&A. Người Nhật luôn dựa vào số liệu đối tác và phải hiểu những gì đang diễn ra ở phía đối tác mới bắt đầu đi thêm một bước nữa với đối tác. Điều này có thể có những khác biệt với các nhà đầu tư châu Âu.

Cần phải hiểu cách tiếp cận của các nhà đầu tư khác nhau thì mới có chiến lược đúng”, ông Masahiro Kotaka nói.

Trong khi đó cập nhật tình hình đầu tư của châu Âu vào Việt Nam TS. Stefano Pellegrino, Trưởng Tiểu ban Pháp luật, Tổng Thư ký EuroCham cho biết, ngày 30/7/2019, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA). Khi đã được phê duyệt bởi Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu vào cuối năm nay, thì việc thực hiện sẽ tác động lớn vào thị trường Việt Nam. Nhà đầu tư châu Âu có mối quan tâm dài hạn như logistic dược, năng lượng phân phối.

Hiệp định cũng sẽ mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Hiện Eurocham đang có hơn 1.000 doanh nghiệp thành viên đầu tư vào Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam vẫn đang tăng lên.

Các nhà đầu tư châu Âu đã có hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất chuỗi cung ứng sẽ chú trọng hơn đến việc M&A.
15:49 06/08

Ông Nhữ Đình Hoà, Tổng giám đốc của CTCK Bảo Việt (BVSC): Nội dung liên quan quy định về thời gian sở hữu 6 tháng mới được ứng cử HĐQT, Ban kiểm soát, triệu tập ĐHĐCĐ đã gây khó khăn cho nhà đầu tư vừa sở hữu trên 50%. Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp sắp tới liệu có sửa đổi điểm này?

Ông Phan Đức HiếuPhó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Chúng tôi đã ghi nhận nhiều ý kiến và trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp sắp tới, Ban soạn thảo sẽ bãi bỏ các điều này. 

Trước đây, đưa nội dung này vào là có lý do, nhằm tránh các cổ đông lạm dụng quyền của mình gây rối loạn công ty. Tuy nhiên, xét bối cảnh thực tế thì dự kiến bãi bỏ những yêu cầu này. Đồng thời, cải cách thêm là hạ thấp tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện nay là 10% xuống thấp hơn. 

15:57 06/08

Tổng giám đốc trong lĩnh vực viễn thông hỏi về quy định, các cổ đông có liên quan không được bỏ phiếu biểu quyết trong các nội dung M&A khi họ là cổ đông lớn. Như vậy, luật không bảo vệ nhà đầu tư lớn?

Ông Phan Đức Hiếu: Về mặt tích cực, M&A là cách giúp nhà đầu tư gia nhập thị trường nhanh, trao đổi kỹ năng, công nghệ, phối hợp…, nhưng mặt trái, sẽ có những cổ đông bị ảnh hưởng quyền lợi. Có trường hợp, chia tách doanh nghiệp, các cổ đông lớn tách những tài sản xấu cho cổ đông nhỏ, tài sản tốt giữ lại. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 10
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM.

Các nước có các yêu cầu khác nhau, chủ yếu là phải được các cổ đông nhỏ đồng thuận, nhưng điều này cũng khiến nhiều cổ đông lạm dụng, cản trở các kế hoạch của doanh nghiệp. 

Chúng tôi học theo thông lệ khác, là cho phép cổ đông có quyền yêu cầu chính công ty mua lại cổ phần và mình sẽ ra đi khỏi công ty. Trường hợp này, doanh nghiệp phải mua lại số cổ phần này. 

16:32 06/08

Sau khi kết thúc phiên 1, Diễn đàn bước vào Phiên thứ hai với chủ đề: Nhận diện các lĩnh vực bứt phá.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 11
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư trao kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia thảo luận trong Phiên thảo luận thứ nhất.

Tại phiên 2, các diễn giả, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và đại diện cơ chức năng sẽ tiếp tục cùng nhau thảo luận về các vấn đề: Thị trường M&A ở một số lĩnh vực bị nghẽn do chính sách, chẳng hạn lĩnh vực bất động sản với quy định dừng cấp mới dự án tại các quận trung tâm TP.HCM, dừng triển khai các dự án có liên quan đất công… khiến nhiều dự án bất động, đánh mất cơ hội hợp tác đầu tư; lĩnh vực ngân hàng đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng bị hạn chế tỷ lệ sở hữu với nhiều điều kiện khắt khe (như nhà đầu tư chiến lược vào ngân hàng trong nước phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD, phải kinh doanh có lãi trong 5 năm…).

Hoạt động M&A trong những lĩnh vực này sẽ sôi động và bứt phá như thế nào trong thời gian tới nếu những điểm nghẽn này được tháo gỡ?

Chủ trương giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% trong 1-2 năm tới đang tạo sức ép lên cả ngân hàng và các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các hoạt động M&A. Vậy những doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn lớn như các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản tận dụng cơ hội này như thế nào?

Với thị trường 96 triệu dân, cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, các ngành sản xuất, dịch vụ... còn rất lớn, tuy nhiên cạnh tranh trong các ngành này cũng rất mạnh mẽ. Các nhà đầu tư đến sau liệu còn cơ hội tại thị trường Việt Nam?

16:54 06/08

Ông Dennis Ng Teck Yow, Phó tổng giám đốc Công ty Gamuda Land Việt Nam: Doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp FDI, hiện chúng tôi đang cải thiện mô hình kinh doanh để tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt kết nối với đối tác trong nước.

Chúng tôi còn có ý định đóng góp không chỉ về giá trị kinh tế, mà còn cả chuyên môn sâu của mình. Dù còn có nhiều thách thức trong giai đoạn này, nhất là ở TP.HCM và Hà Nội, nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với đối tác trong nước có sự ổn định, không chỉ khả năng tài chính mà tính ổn định của thị trường. 

Nếu các đối tác của chúng tôi có các dự án chưa đầy đủ tính pháp lý sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Theo đó, chúng tôi sẽ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của mình để tìm kiếm những đối tác phù hợp. 

16:58 06/08

Trả lời về lĩnh vực nào sẽ có đột phá trong M&A, ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư, Công ty VinaCapital cho biết, VinaCapital nhìn Việt Nam là một nền kinh tế lớn với gần 100 triệu dân và họ sẽ chi tiêu như thế nào, ở nơi nào? Họ sẽ quan tâm hàng tiêu dùng, hệ thống  giáo dục, y tế tốt hơn? Đó là những tình huống thực.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 12
Ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư, Công ty VinaCapital

"Chúng tôi quan tâm tất cả lĩnh vực thúc đẩy bức tranh kinh tế vĩ mô phát triển, chúng tôi nhìn vào bức tranh lớn, những ngành cải thiện được thị trường để người dân có cuộc sống tốt hơn này hoặc những ngành đối phó được vấn đề xuất khẩu. Chúng tôi cũng nhìn và chọn những ngành có thương hiệu tốt hệ thống phân phối tốt", ông Andy Ho nói.

17:00 06/08

Trong khi đó, theo ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS), ngân hàng và dịch vụ tài chính sẽ rất được quan tâm.

Trong ngắn hạn, tiến trình tái cơ cấu ngân hàng và xoá nợ xấu sẽ kết thúc 2020, thì kỳ vọng sẽ có một số thương vụ M&A trong quá trình tái cơ cấu này.

Ngoài ra, Việt Nam áp dụng các chuẩn mực tài chính mới, yêu cầu ngân hàng tăng cường năng lực tài chính cũng là cơ hội để nguồn vốn bên ngoài chảy vào.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 13
Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS).

Một yếu tố nữa là hiệp định EVFTA, ngoài việc mở rộng sở hữu khối nhà đầu tư châu Âu vào lĩnh vực ngân hàng cũng là động lực cho lĩnh vực này.

Đó là những mảng mà VCBS cập nhật thường xuyên và nhận ra cơ hội ngay cả trong ngắn và dài hạn. Theo đó, một trong những vực được quan tâm trong thời gian tới theo tôi là Ngân hàng và dịch vụ tài chính. 

Bổ sung thêm, ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered cho biết, ngân hàng sẽ rất thú vị, bất động sản cũng sẽ cất cánh. Giáo dục, y tế và lữ hành cũng là những ngành nóng. Ngoài ra, còn có ngành năng lượng sạch, xanh sẽ phát triển nhanh vì tầm quan trọng của nó.

17:05 06/08

Trao đổi thêm về lĩnh vực bất động sản, ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield nói rằng, trong 20 - 24 tháng tới sẽ có nhiều hoạt động trong lĩnh vực mua lại.

"Chúng ta sẽ thấy một vài tập đoàn tìm kiếm đối tác trong nước để nắm bắt cơ hội vào những quỹ đất đang tồn tại. Gọi vốn riêng lẻ sẽ nóng lên khi ngân hàng cắt giảm vốn vay cho một số lĩnh vực", ông Ben Gray nhận định.

Nói về những thách thức, theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam, vấn đề lớn nhất hiện thời là rào cản với lĩnh vực bất động sản.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 14
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam

"Tôi mong muốn Chính phủ quan tâm đến các vấn đề quyền sử dụng đất để có giải pháp, nếu không nó sẽ kéo thị trường xuống và ảnh hưởng rất nhiều đến nhà đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi phải mang tính hệ thống. Chuyện này phải giải quyết xong trước khi chúng ta thực hiện làn sóng M&A mới", ông Stephen Wyatt kiến nghị.

17:05 06/08

Tiếp lời các diễn giả trước, ông Richard Leech, Giám đốc cấp cao, Công ty Bất động sản Alpha King nói: 

"Chúng tôi đã có chiến lược khá rõ ràng từ những năm trước. Khi đó, chúng tôi đã nhìn nhận tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng và đã hợp tác với CBRE để triển khai các dự án tại trung tâm. 

Chúng tôi tập trung ở nhóm khách hàng có ảnh hưởng và thương mại, dĩ nhiên không dễ cạnh tranh ở thị trường đại trà, nhưng cơ hội lớn là ở phân khúc cao cấp. Đến nay, vẫn đang tốt đẹp và sẽ tiếp tục mở rộng chiến lược đó. 

Có ra ngoại ô để cạnh tranh phân khúc khác hay không thì chưa nghĩ đến, hiện chúng tôi vẫn tập trung ở trung tâm thành phố lớn".

17:14 06/08

Ông Andrew D. Kim, Giám đốc phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan xúc tiến Đầu tư Hàn quốc (KOTRA): Hoạt động M&A của Hàn Quốc tại châu Á khá tích cực, chẳng hạn ở Malaysia và Singapore thì bất động sản và tài chính là 2 lĩnh vực yêu thích, nhưng ở thị trường Việt Nam, họ lại thích đầu tư vào các ngành công nghiệp lĩnh vực chế tạo, công nghiệp nặng, nhưng cũng đang chuyển dịch sang bất động sản.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 15
Ông Andrew D. Kim, Giám đốc phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, KOTRA.

Hiện nay, các lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm cũng đa dạng hơn, vì thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân đang phát triển rất mạnh. Cho nên, các lĩnh vực như hạ tầng và tiện ích cũng là lĩnh vực họ quan tâm, vì nó có liên quan đến phát triển công nghiệp…  

Đối với hàng tiêu dùng, nhà đầu tư Hàn Quốc đang đa dạng hóa hơn khẩu vị của mình trong các mặt hàng tiêu dùng. Đã có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và những giao dịch này đang diễn ra sôi động, dù quy mô không lớn.

17:18 06/08

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi, Phó trưởng Khoa Kinh tế và  Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đặt câu hỏi với ông Andrew D. Kim về thương vụ của Vingroup và SK với 20% cổ phần thì như thế nào?

Ông Andrew D. Kim: Thông thường, nhà đầu tư muốn đầu tư cổ phần ở tỷ lệ kiểm soát, nhưng hiện nay có khác đi chút xíu. Họ cũng cân nhắc đến kế hoạch rút lui nếu cần trong bối cảnh như hiện nay.

Giao dịch giữa SK và Vingroup với mức sở hữu hơn 20%, thì SK cũng có thể tham gia đóng góp vào quản trị. Họ cũng phải tìm cách để đảm bảo khoản đầu tư của mình.

17:19 06/08

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi: Về định giá bất động sản, các công ty tư vấn và công ty luật có vai trò gì?

Ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield: Giao dịch M&A tại Việt Nam đang ngày càng hướng ra hải ngoại. Với khuôn khổ pháp lý quy định đầu tư trực tiếp hay gián tiếp đang vẫn khá phức tạp, cần tổ chức nào đó có kinh nghiệm có thể xử lý vấn đề này, có khả năng nhìn vấn đề, tìm giải pháp để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của bên mua. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 16
Ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield.

Giai đoạn tư vấn và thuyết phục thường rất mất thời gian cho một thương vụ M&A. Do đó, cần tìm hiểu rõ để lựa chọn tư vấn phù hợp.

17:26 06/08

Để M&A thành công, ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư, Công ty VinaCapital cho biết: "Chúng tôi có khoảng 200 thương vụ tại Việt Nam, vì vậy theo kinh nghiệm của chúng tôi, chủ doanh nghiệp muốn M&A thành công cần phải tìm hiểu rất kỹ công ty tư vấn.

Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp chọn tư vấn vì là bạn bè với nhau và nhiều thương vụ đã thất bại. Muốn tiết kiệm tiền thì phải thuê tư vấn có kinh nghiệm, yêu cầu họ đưa ra 5 giao dịch đã từng thực hiện để tham khảo. Tư vấn giỏi ở bất động sản không thể làm tốt ở thủy sản hay hóa chất, bởi mỗi ngành có một đặc thù, phải lựa chọn kỹ tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình".

17:35 06/08

Nhà đầu tư Nước ngoài phát biểu tại Diễn đàn: Tôi cho rằng, mình nên tập trung đầu tư vốn chủ sở hữu, đó là nợ và nợ có thể chuyển đổi. Các diễn giả trong lĩnh vực ngân hàng, tư vấn tài chính có thể chia sẻ hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam và khả năng tận dụng các khoản nợ này. Kỳ vọng là gì khi mua các khoản nợ đó? Khi đưa ra các quyết định, các vị nhìn như thế nào về sự ổn định về tài chính, kinh tế, chính trị ở Việt Nam?

Ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield: Hiện nay, có nhiều tập đoàn tham khảo đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng 2 con số, nhưng mặt trái là tỷ lệ nợ.

Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có một số ràng buộc nhất định về chuyển đổi nợ. Nguyên tắc chung là phải rẻ hơn, công ty triển vọng phải có khả năng cải thiện hoạt động kinh doanh. Quay lại vai trò của tư vấn, họ phải tham gia tích cực vào đây. 

Ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered: Nói về nợ doanh nghiệp, trong môi trường hiện nay, về cơ bản, đa số các công ty đều khá lành mạnh.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 17
Ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered.

Điều tích cực là các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng tham gia thị trường tài trợ vốn, không chỉ ngân hàng, tài chính như trước. Theo thống kê, có đến 8/10 giao dịch đều có liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, M&A trong lĩnh vực tài chính, thì tập đoàn tài chính hoạt động rất tích cực ở Việt Nam. Còn các công ty tài chính nội địa Việt Nam, tôi không thấy có nhiều, giao dịch trầm lắng hơn, chủ yếu là nợ ưu tiên để mua với giá thấp, để tận dụng vốn vay rẻ từ ngân hàng. 

Ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư, Công ty VinaCapital: Có một số cấp độ nợ nhất định.
Thứ nhất, muốn theo đuổi khả năng kiểm soát doanh nghiệp. Có thể vay ngân hàng và mua cổ phần doanh nghiệp đó. Như vậy, chi phí tài trợ nợ sẽ rẻ hơn trong trường hợp bỏ vốn chủ sở hữu vào. Về mặt nợ doanh nghiệp, đa số các ngân hàng thương mại sẽ tài trợ cho khoản này và có tài sản đảm bảo. Họ sử dụng cổ phiếu, hàng hoá, làm thế chấp.

Còn trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi cũng tham gia nhiều và nó cho ta chọn lựa khác, mang lại sự đảm bảo về mặt tài sản. Khoảng 3 năm sau chẳng hạn, có được một khoản cao hơn 20 - 30% so với mức ban đầu, nhưng cuối kỳ, ta chọn lựa nợ thành vốn chủ sở hữu, thì vấn đề là định giá như thế nào? Chỉ số EV/EBITDA hôm nay được định giá như thế nào khi chúng ta chuyển đổi nó?

Mấu chốt là 3 năm tới có lựa chọn chuyển đổi thành cổ phần. Vấn đề là doanh nghiệp phải có khả năng phát hành trái phiếu. Nếu doanh nghiệp muốn vay nợ nhiều hơn thì họ đi vay ngân hàng. Nếu không vay nợ được mới huy động vốn chủ hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Câu hỏi tiếp theo là chuyển thành cổ phiếu phổ thông mà không được niêm yết thì sao? Phải tìm cách bán cổ phần đó. Nếu thấy doanh nghiệp chưa niêm yết thì có thể không thực hiện việc chuyển đổi. 

17:40 06/08

Câu hỏi của nhà đầu tư: Có rất nhiều cơ hội với nhiều ngành nghề. Vậy, động lực nào cho chúng để đầu tư vào những ngành các vị đã đề cập qua kênh M&A?

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam: Không chỉ bất động sản, mà các ngành nghề khác cũng có nhiều động lực để tìm đến Việt Nam để đầu tư, bởi vì Việt Nam là một thị trường đang phát triển.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 18
Toàn cảnh Phiên thảo luận thứ hai.

Ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield: Thị trường Việt Nam nhu cầu thì rất nhiều, nhưng nguồn cung còn thiếu không chỉ bất động sản. TP.HCM tương lại sẽ là thành phố đẳng cấp ở khu vực và đây là cơ hội cực kỳ lớn với lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Ông Andy Ho: Giá trị lợi nhuận mà chúng tôi mang về đó là động lực. Chẳng hạn, những khoản đầu tư vài trăm triệu USD giờ đã tăng cao gấp nhiều lần.

Ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered: Cơ hội rộng hơn là quá trình cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước. Tất nhiên, bất động sản cũng có còn nhiều cơ hội, dù thách thức cũng không ít.

17:50 06/08

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi: Để kết thúc phiên 2, tôi có một câu hỏi cho các vị ở đây: có thể liệt kê 3 lĩnh vực ngành nghề mà quý vị sẽ có đột phá qua kênh M&A?

Ông Richard Leech, Giám đốc cấp cao, Công ty Bất động sản Alpha King: Bất động sản, bán lẻ, phát triển các dự án bán lẻ, phát triển các toà nhà thương mại là ngành phụ mà nhà đầu tư đang rất cần. 

Ông Dennis Ng Teck Yow, Phó tổng giám đốc Công ty Gamuda Land Việt Nam: Ngoài 3 ngành trên, sẽ có sự tham gia của tay chơi quốc tế nhiều hơn, có sự kết nối với chủ đất tại địa phương chứ không chỉ các nhà phát triển bất động sản trên. Tức những chủ đất thực sự sẽ tạo ra những cuộc đầu tư lớn hơn. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 19
Ông Dennis Ng Teck Yow, Phó tổng giám đốc Công ty Gamuda Land Việt Nam.
Ngoài ra, còn lĩnh vực sẽ bứt phá là không gian làm việc chung, tìm kiếm đối tác trong nước để làm việc chung để phát triển ở các ngành phụ này. Các cộng đồng khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thị trường này.

Lĩnh vực giải trí mà công ty nhắm đến, chúng tôi đã thấy điều này nhiều năm qua. 

Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS): Ngân hàng, chăm sóc y tế khi dân số đang già đi và các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. 

Andy Hồ: Tôi quan tâm tất cả các ngành hiện tại ở Việt Nam, nhưng tôi đồng ý là lĩnh vực y tế là tốt, nhất là các dự án bệnh viện, rồi đến hàng tiêu dùng, ẩm thực - thức uống với doanh nghiệp có kênh phân phối tốt.

Ngoài ra, vật liệu xây dựng cũng là ngành đáng chú ý. Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, thì vấn đề cần giải quyết là vật liệu xây dựng, như Hòa Phát chẳng hạn, sản xuất thép rất tốt và xuất khẩu trong khu vực. 

Còn bất động sản còn nhiều khó khăn, nhưng sẽ đột phá về M&A ở góc độ từng dự án.

Ngân hàng có những rào cản pháp lý, nên có hoạt động, nhưng sẽ hạn chế hơn...

Ông Nirukt Sapru: Lĩnh vực liên quan đến yếu tố sạch, bền vững và dịch vụ. 

Ông Andrew D. Kim: Viễn thông, công nghiệp và lĩnh vực phát triển tài năng.

Ông Stephen Wyatt: Logistics, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển. 

Ngoài ra, còn có bất động sản thương mại và bất động sản thay thế khác mà không lấy bất động sản làm then chốt.

Ông Ben Gray: Lữ hành, bất động sản. Ngoài ra, giáo dục cũng có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia.

17:51 06/08

Kết thúc phiên 2, Diễn đàn bước vào phiên thảo luận thứ ba với chủ đề: Phát triển thương hiệu hậu M&A.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 20
Toàn cảnh phiên 3.

Tại phiên thảo luận này, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch & CEO LeBros sẽ là điều phối viên. Các diễn giả, doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan chức năng sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề: Có những thương hiệu được nâng tầm sau khi M&A, nhưng cũng có những thương hiệu bị rơi vào quên lãng, bị triệt tiêu bởi bên thâu tóm. Những bài học thành công và thất bại của các thương hiệu hậu M&A là gì?

Làm thế nào để bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt Nam trong các giao dịch M&A xuyên biên giới và trước những cuộc đổ bộ của doanh nghiệp nước ngoài? Định giá thương hiệu Việt Nam trong giao dịch M&A, giá trị thương hiệu trong giao dịch cao hay thấp?

Định giá thế nào để tránh thua thiệt cho doanh nghiệp lẫn Nhà nước trong các thương vụ M&A và trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước? Vai trò của tư vấn trong định giá và bảo vệ thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ trong các thương vụ M&A?...

18:08 06/08

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch & CEO LeBros: Xin mời chuyên gia chuyên về thương hiệu là ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương giải thích vấn đề phát triển thương hiệu hậu M&A có ảnh hưởng ra sao đến quyết định của người mua và bán?

Ông Samir Dixit: Đây là yếu tố chiến lược nhất nhưng lại thường không được đế ý trong các thương vụ M&A. Giá trị của thương hiệu rất quan trọng, không hiểu được không thể tthành công trong M&A. Đây chính là tài sản cùng với các tài sản khác của doanh nghiệp. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 21
Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương.

Theo khảo sát, 52% công ty thường nghĩ đến giá trị hữu hình mà quên đi giá trị vô hình. Cụ thể, các công ty tại Singapore, tỷ lệ này 38%, Malaysia dưới 50%, Việt Nam chỉ 4,8%, tức các bạn vẫn chưa hiểu vấn dề thương hiệu như thế nào để có được giá cao khi định giá.

Trong 5 năm qua, thị trường Việt Nam có giá trị giao dịch thấp nhất khu vực châu Á, chỉ 4,2%. Đây là vấn đề lớn, bởi trong khi Việt Nam có GDP tăng trưởng cao nhất khu vực, nhưng giá trị giao dịch lại thấp nhất, chủ yếu do chưa hiểu hết giá trị thương hiệu. Đó cũng là lý do vì sao các bạn là mục tiêu cho nhiều thương vụ mua lại vì thương hiệu tốt, giá rẻ. 

Lý do chính là chưa có đơn vị giúp các bạn hiểu về kỹ thuật định giá thương hiệu trong định giá chung. Thương hiệu luôn là vấn đề phải giải quyết trong mọi cuộc thương lượng. Cần có người chuyên môn, hiểu cơ bản của vấn đề thương hiệu. Chưa kể, không giữ thương hiệu cũ mà lại đi xây dựng thương hiệu khác. 

18:10 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Giá trị thương hiệu chưa được doanh nghiệp Việt chú ý. Với các thương vụ mà ông Mai Hữu Tín đã thực hiện, thì ông có để ý đến giá trị thương hiệu đó không. Quyết định có dựa trên giá trị thương hiệu không?

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch U&I Group: Chúng tôi thực hiện khá nhiều thương vụ M&A, mỗi thương vụ có sự quan tâm khác nhau. Nếu thương hiệu tốt thì chúng tôi tự tin hơn, mạnh dạn đầu tư hơn. 

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 22
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch U&I Group.

Mới đây, chúng tôi chọn Sứ Thiên Thanh sáp nhập vào Gỗ Trường Thành, vì chúng tôi yêu thích thương hiệu có từ 1950 - ít có thương hiệu lâu đời như vậy tại Việt Nam.

Có trường hợp khác, không có được thương hiệu như ý, thì chúng tôi tìm cách sử dụng thương hiệu tốt hơn. Chẳng hạn, với thị trường chuối vàng, quý vị thấy được chuối có nhãn hiệu Dole và Unifarm, nhưng hai loại chuối này đến cùng một trang trại. Tuy nhiên, giá bán của hai loại chuối này có sự khác nhau, giá chuối Dole cao hơn 20%. 

Hiện chúng tôi quan tâm nhiều doanh nghiệp khác nhau, thậm chí phải đi mua các thương hiệu từ Ý, Pháp để mang về Việt Nam.

18:21 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Xin hỏi ông Nguyễn Anh Đức, các ông kỳ vọng gì vào thương vụ Auchan khi chỉ được sử dụng thương hiệu 1 thời gian?  

Ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co-op: Chúng tôi không coi đây là một thương vụ M&A, mà gọi là chuyển giao hoạt động.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 23
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co-op.

Thực tế, với thương vụ này cách tiếp cận hợp tác cũng khác với các đơn vị khác. Auchan có giá trị thương hiệu rất lớn trên thế giới và mô hình bán lẻ của họ rất tốt, chúng tôi tiếp cận chuyển giao thương hiệu này với một sự tôn trọng rất lớn đối với đối tác, với đề nghị duy trì hình ảnh thương hiệu ở một thời lượng nhất định.

Chúng tôi cũng biết được lý do vì sao họ rời thị trường Việt Nam và cũng tiếp nhận được nhiều giá trị tích cực của thương hiệu này. Đây là thương vụ chuyển nhượng thương hiệu khá khác biệt trên thị trường.  Auchan sẽ cộng thêm giá trị cho Saigon Co-op.

Với Traphaco thì sao?

Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco: Đối với chúng tôi, uy tín chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn số 1.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 24
Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco.

Từ nhiều năm qua chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều thương vụ M&A tuy nhỏ nhưng chúng tôi cũng xác định hậu M&A mới là quan trọng nên chúng tôi cứ từ từ cóp nhặt.

18:25 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Xin hỏi bà Nguyễn Lan Phương, vấn đề nào được đặt ra để hỗ trợ cho giá trị thương vụ M&A đúng giá trị của nó?

Bà  Nguyễn Lan  Phương,  Luật sư,  Công  ty  Luật  Baker & McKenzie: Doanh nghiệp trong và ngoài nước có cách tiếp cận giá trị thương hiệu khác nhau. 

Doanh nghiệp nước ngoài thành lập mới tại Việt Nam, thì thương hiệu là yếu tố họ bảo vệ đầu tiên, luôn có sự đăng ký thương hiệu cho các nhãn hàng để bảo vệ thương hiệu của họ. Nếu họ thoái vốn, rút khỏi thị trường thì thương hiệu là tài sản đầu tiên họ bảo vệ. Họ thường đưa ra các điều kiện về thời gian sử dụng thương hiệu sau khi M&A. Đối với các chủ thương hiệu lớn thì họ không bao giờ bán thương hiệu của họ.

Diễn đàn M&A 2019: Thay đổi để bứt phá ảnh 25
Bà Nguyễn Lan Phương, Luật sư, Công ty Luật Baker & McKenzie.

Còn với doanh nghiệp trong nước, một số doanh nghiệp Việt có nhận thức tốt về giá trị doanh nghiệp và sử dụng lợi thế về thương hiệu để thương lượng với đối tác, nhưng đây không là điều thường thấy trong các thương vụ mà chúng tôi tư vấn.

Các bên bán thường muốn nhận được giá trị tốt nhất với việc chuyển nhượng vốn, ít quan tâm tới giá trị thương hiệu trong giao dịch. Các bên bán Việt Nam cũng ít để ý tới việc bên mua định giá thương hiệu của mịnh ra sao. Trong khi đó, nhiều thương hiệu lớn quốc tế thì giá trị thương hiệu gần như là giá trị của công ty. Ở Việt Nam, chưa trở thành nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chúng ta vẫn đang loay hoay vấn đề đất đai, nhân sự…, nên chưa đề cập nhiều đến thương hiệu. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, ý thức về thương hiệu sẽ ngày càng cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm kiếm đối tác biết trân trọng thương hiệu mà mình đã dày công xây dựng.

18:43 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Khi tham gia một thương vụ, thì định giá như thế nào về thương hiệu, cách định lượng giá trị thương hiệu để đưa ra quyết định?

Ông Mai Hữu Tín: Cuối cùng là ta có muốn bán hay không. Cách đây 10 năm, thương vụ Phở 24 - tôi là cổ đông trong đó. Chúng tôi xót xa là sau khi bán thì người mới không làm được những việc mà chúng tôi đã làm. Lúc định giá doanh nghiệp đó thì thương hiệu Phở 24 là tài sản lớn nhất mà chúng tôi có. 

Khi mua một doanh nghiệp, không thể vượt qua khung bình quân của ngành. Khi mua Toàn Mỹ, tôi nhớ, PE lúc dó cho ngành cơ khí chỉ khoảng 7-8, mà chúng tôi trả lên 11. Vì Toàn Mỹ là thương hiệu tốt nhất trong ngành sản xuất đó. Kết quả đến nay, quyết định là chính xác. Hiện Toàn Mỹ là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất bồn nước. 

Bà Vũ Thị Thuận: Traphaco mua rất rẻ một doanh nghiệp ở Sapa, và chỉ có chúng tôi mới làm được, vì tư duy phát triển bền vững.

Lúc mới mua, chúng tôi chấp nhận khó khăn, lỗ thời gian đầu, nhưng nay thì đó là nông trường xanh của Traphaco. Hay như nhà máy công nghệ cao sau 6 năm khởi động, Traphaco mua gấp 6 lần giá trị hữu hình. Nhưng rõ ràng, sản phẩm nhà máy đó giúp Traphaco bán được giá tốt hơn trên thị trường, có biên lợi nhuận gộp lớn. 

Tôi cho rằng, ở Việt Nam, giá trị thương hiệu của nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang được “bán” rẻ. 

Ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co-op: Chúng tôi có một công thức, 2-2-2-2. Con số 2 đầu tiên là tiếp cận hợp tác trong 2 tuần, các số con lại là con số tính toán giá trị thương hiệu cho hợp tác sau này.

Tiếp theo, sẽ bỏ tên Auchan, việc bỏ tên có thể mất cái tên đó nhưng giá trị cấu thành nên Auchan vẫn còn. Không phải phân tích thì cũng biết, giá trị thương hiệu Auchan trên thị trường toàn cầu rất lớn, nhưng ở Việt Nam thì không. Tuy nhiên, cái mà chúng tôi là giữ lại cấu thành nên thương hiệu.

18:46 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Xây dựng thương hiệu sau M&A như nào?

Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương: Câu trả lời nằm ở chỗ, thương hiệu mình đang có trong tay có giá trị như nào để có một chiến lược di chuyển giá trị sang cho mình.

Khi chúng ta mua thương hiệu có giá trị mà không muốn tiếp tục phát triển nó, thì nên để một đơn vị khác phát triển. Nhiều khi một thương hiệu không có giá trị về mặt kinh tế, nhưng lại có nhiều giá trị khác về khách hàng về địa thể.

19:02 06/08

Ông Lê Quốc Vinh: Khi mua một thương hiệu mạnh, thì quan điểm phát triển thương hiệu như thế nào? 

Ông Mai Hữu Tín: Có một chuyện rất đau của chúng tôi là khi mua Gỗ Trường Thành chính là phải giết chết thương hiệu đó, bởi không thể giữ thương hiệu mà người sáng lập đã gây rất nhiều lỗi với cổ đông. Chúng tôi đã mất hơn 1 năm để tạo dựng thương hiệu mới là Total Furniture. 

Khi xác định thay đổi để tạo dựng thương hiệu mới, trong trường hợp này là cho doanh nghiệp, chứ không phải cho sản phẩm cụ thể, thì phải xác định dành cho nó bao nhiêu nguồn lực, bao nhiêu thời gian. Chúng ta không thể làm thương hiệu nếu không xác định tầm nhìn rõ ràng, từ tầm nhìn đó sẽ ra chiến lược.

Chúng tôi đã xác định, Total Furniture phải là công ty nội thất hàng đầu Đông Nam Á, muốn vậy phải thể hiện được giá trị cốt lõi nào, để có được chiến lược đi theo sát giá trị cốt lõi đó. 

Total Furniture xác định rõ 3 giá trị cốt lõi là tốc độ, giá trị và sự minh bạch. Chúng tôi cam kết đeo đuổi 3 giá trị này tới cùng, tới từng người lao động. Khi đó, người trong ngành mới tin tưởng chúng tôi, từ đó sẽ mời gọi nhiều đối tác đi cùng.

Sứ Thiên Thanh chỉ là một mắt xích để biến Toto Furniture trở thành công ty nội thất số 1 Đông Nam Á. Đây sẽ quá trình rất dài. Những cái đứng sau thương hiệu tạo ra giá trị thương hiệu đó. 

Còn với chị Thuận, định vị lại thương hiệu đang đầu tư ra sao?

Bà Vũ Thị Thuận: Luôn sẵn sàng thay đổi, nhưng cái gì có mà có giá trị thì phải giữ. Do đó, thương hiệu Traphaco - là cái tên, nhưng gắn liền với những cốt lõi của doanh nghiệp.

Khi thực hiện M&A, chúng tôi đã có chiến lược xây dựng chuỗi giá trị xanh, giúp thương hiệu Traphaco ngày càng mạnh hơn. Trong quy định mới, thì các sản phẩm có nguyên liệu sạch được ưu tiên phục vụ trong các bệnh viện, là tin tốt với chúng tôi.

Xây dựng thương hiệu rất khó, đặc biệt là ngành liên quan đến sức khoẻ con người. Khi thực hiện thương vụ để hình thành chuỗi giá trị từ vùng trồng đến nhà máy, đến hệ thống phân phối, trong đó đối với hệ thống phân phối, nhưng Traphaco rất tôn trọng cái tên riêng của doanh nghiệp được mua, vì dược phẩm không dễ thay đổi, khi đơn vị dược tại các tỉnh có vị trí quan trọng với khu vực địa phương. 

Theo đó, chúng tôi đưa văn hoá công ty tới các công ty được M&A, sao cho lan toả văn hoá đó và tạo sự thống nhất, cái tên thì không thay, nhưng “ruột” thì thay. 

18:18 16/02

Chiều 16/2: Thêm 40 ca nhiễm Covid-19 mới tại Hải Dương, Hà Nội và Quảng Ninh

- CA BỆNH 2272 (BN2272) tại Quảng Ninh: là F1 của BN2092, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 16/02 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh.

- CA BỆNH 2273 (BN2273) tại Hà Nội: là F1 của BN1819, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 15/02, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- CA BỆNH 2274-2311 (BN2274-BN2311) tại Hải Dương: trong đó 34 ca là F1, đã được cách ly trước đó và 04 ca là chùm ca bệnh trong cùng 1 gia đình, phát hiện thông qua giám sát sốt, ho trong cộng đồng. Công tác điều tra dịch tễ đang được tiếp tục thực hiện. Hiện các bệnh nhân trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 2.311 người, 1.573 người đã được chữa khỏi bệnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 128.080 người bao gồm 577 người cách ly tập trung tại bệnh viện: 15.230 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 112.273 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

18:47 20/02

Chiều 20/2: Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca nhiễm Covid-19 mới tại Hải Dương

CA BỆNH 2363-2368 (BN2363-BN2368) đều là các trường hợp F1, đã được cách ly tập trung trước đó. Hiện có 02 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 - Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh và 04 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 2.368 người, 1.627 người đã được chữa khỏi bệnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 125.572 người bao gồm 594 người cách ly tập trung tại bệnh viện: 13.316 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 111.662 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

- Số ca âm tính lần 1 với Covid-19: 69 ca

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với Covid-19: 39 ca.

- Số ca âm tính lần 3 trở lên với Covid-19: 55 ca.

- Số ca tử vong: 35.

12:44 08/06

Trưa 8/6: Việt Nam ghi nhận thêm 75 ca dương tính mới với Covid-19 ở trong nước

Ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

- CA BỆNH BN9028 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang: nam, 24 tuổi, địa chỉ tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Ngày 06/6/2021, từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 07/6/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Ca ghi nhận trong nước

- CA BỆNH BN9029-BNBN9033, BN9037, BN9039-BN9040, BN9042, BN9044-BN9045, BN9048-BN9053, BN9055-BN9067, BN9069-BN9093 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- CA BỆNH BN9034-BN9036, BN9038 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- CA BỆNH BN9068 ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (là nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19).

- CA BỆNH BN9041, BN9043, BN9046-BN9047, BN9054 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: là F1 của BN8794, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 07/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- CA BỆNH BN9094-BN9103 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 6 ca liên quan đến Nhóm truyền giáo Phục Hưng, 3 ca là các trường hợp F1, 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 9.103 người, 3.509 người đã được chữa khỏi bệnh.

07:19 30/07

Tối 29/7, thêm 7 trường hợp dương tính với Covid-19, Hà Nội ghi nhận tổng số 46 ca nhiễm trong ngày

Ca nhiễm thuộc chùm ca bệnh ho sốt tại cộng đồng thứ phát

- Bệnh nhân Đ.T.V, nữ, sinh năm 1976, tại 16/66 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, là F1 của T.T.K.T. Ngày 28/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

- Bệnh nhân V.T.A, nam, sinh năm 2017, địa chỉ 6/4/185 Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, là F1 của V.T.H.N. Ngày 27/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

- Bệnh nhân L.T.M, nữ, sinh năm 1971

- Bệnh nhân N.M.H, nữ, sinh năm 1970

- Bệnh nhân V.Q.A, nam, sinh năm 2000

- Bệnh nhân N.T.B.N, nữ, sinh năm 1996

- Bệnh nhân N.T.D, nữ, sinh năm 1972

Cả 5 bệnh nhân đều có địa chỉ tại thôn 2, Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm và cùng là F1 của N.T.K. Ngày 28/7 các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 981 ca, trong đó 602 người ngoài cộng đồng và 379 người đã được cách ly. Tính riêng từ ngày 5/7 đến sáng 28/7 có 712 trường hợp, thuộc các ổ dịch chưa qua 14 ngày, trong đó có 536 bệnh nhân thuộc 08 chùm ca bệnh chưa xác định được nguồn lây: Sàng lọc ho sốt tại cộng đồng (34); ho sốt tại cộng đồng thứ phát (155); nhà thuốc Đức Tâm (63); Nguyễn Khuyến, Đống Đa (77); Tân Mai, Hoàng Mai (89); Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (37); B6 Trại Găng, Hai Bà Trưng (30); Bệnh viện Phổi Hà Nội (51).

07:19 30/07

Sáng 30/7: Việt Nam ghi nhận thêm 4.992 ca dương tính mới với Covid-19

Ca nhập cảnh: (5 ca).

Ca nhiễm trong nước: (4.987 ca).

- TP. Hồ Chí Minh (2.740), Bình Dương (1.284), Tiền Giang (242), Đồng Nai (203), Đồng Tháp (90), Tây Ninh (88), Bến Tre (79), Khánh Hòa (78), Hà Nội (63), Cần Thơ (23), Long An (21), Phú Yên (17), Bình Định (17), Kiên Giang (17), Vĩnh Long (15), Thái Nguyên (3), Đắk Nông (2), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (1).

Tính đến chiều 29/7, Việt Nam ghi nhận tổng số 133.405 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.213 ca nhập cảnh và 131.192 ca mắc Covid-19 trong nước.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

- Về tình hình điều trị

+ Tổng số ca được điều trị khỏi: 31.780 ca.

+ Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 346 ca.

+ Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 19 ca.

+ Số ca tử vong: 928.

- Về tình hình xét nghiệm:

+ Trong 24 giờ qua đã thực hiện 112.468 xét nghiệm cho 316.424 lượt người.

+ Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.711.291 mẫu cho 16.529.067 lượt người.

- Về tình hình tiêm chủng

+ Trong ngày có 208.041 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.

Ngọc Lan - Phan Hằng - Lê Toàn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục