Dầu Brent tiếp tục vượt 65 USD khi gặp cú sốc nguồn cung toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá dầu Brent tiếp tục vượt qua 65 USD/thùng sau thời tiết mùa Đông khắc nghiệt đã lấy đi gần 40% sản lượng dầu thô của Mỹ, biến thành một cú sốc nguồn cung toàn cầu.
Dầu Brent tiếp tục vượt 65 USD khi gặp cú sốc nguồn cung toàn cầu

Giá dầu thô toàn cầu lần cuối giao dịch trên 65 USD là vào ngày 21/1/2020 trước khi Covid-19 tàn phá thị trường năng lượng.

Theo các thương nhân và giám đốc điều hành, hơn 4 triệu thùng/ngày sản lượng dầu của Mỹ hiện đang bị gián đoạn trong bối cảnh thời tiết lạnh giá chưa từng có đã khiến các hoạt động của giếng dầu bị đóng băng và dẫn đến việc cắt điện trên diện rộng.

Tuy nhiên, một loạt nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động đã hạn chế nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong nước, trong khi tiêu thụ xăng cũng giảm do điều kiện băng giá khiến nhiều người Mỹ không thể ra đường.

Cú sốc nguồn cung đang hỗ trợ cho thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn đã bị đóng băng và đang bắt đầu khuấy động dòng chảy năng lượng toàn cầu trở lại khi các thương nhân mua các tàu chở dầu vượt biển để vận chuyển hàng triệu thùng dầu diesel của châu Âu đến Mỹ.

Thêm vào đó, Viện Dầu khí Mỹ báo cáo kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm gần 6 triệu thùng trước khi có dữ liệu chính thức của chính phủ vào cuối ngày thứ Năm (18/12).

Các ước tính về thời gian ngừng hoạt động của Mỹ có thể kéo dài hơn trong những ngày gần đây khi các nhà phân tích cố gắng tìm ra khoảng thời gian liên quan đến việc giải thể cơ sở hạ tầng.

Giá dầu thô tăng đã 26% trong năm nay do Ả Rập Xê Út cắt giảm sâu sản lượng và triển vọng nhu cầu cải thiện khuyến khích các nhà đầu tư.

Sau một báo cáo của Dow Jones vào thứ Tư (17/2) đã trích dẫn các cố vấn giấu tên rằng Ả Rập Xê Út đang có kế hoạch tăng sản lượng trong những tháng tới thì đà tăng của giá dầu đã dịu trở lại. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng rằng Ả Rập Xê Út sẽ bơm nhiều hơn từ tháng 4 do giá tăng gần đây.

Howie Lee, nhà kinh tế tại Oversea Chinese Banking Corp cho biết: “Cơn bão hoàn hảo đối với thị trường dầu mỏ nhưng nó có lẽ không phải là chất xúc tác duy nhất đưa dầu lên những đỉnh cao này. Chúng ta có Ả Rập Xê Út hỗ trợ thị trường và hàng tồn kho của Mỹ đang giảm với tốc độ nhanh như vậy”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út đang kêu gọi các thành viên khác của liên minh OPEC+ nên thận trọng khi họ chuẩn bị xem xét tăng sản lượng hơn nữa. Nhóm OPEC+ sẽ tập hợp vào đầu tháng 3 để quyết định xem liệu họ có thể hồi sinh thêm một số sản phẩm bị tạm dừng trong đại dịch Covid-19 hay không.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục