Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/9

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/9

ACB kiểm tra ngưỡng kháng cự 36.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Xu hướng hiện tại cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) là đi ngang.

Chỉ báo xu hướng MACD của ACB phân kỳ trên đường trung tâm, chỉ báo RSI ở vùng trung lập. Đường MA 20 đã cắt MA 50 và tiếp cận đường MA200.

Nhận định: Cổ phiếu ACB hiện đang kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 32.5, với mức thanh khoản thấp dần trong các phiên gần đây. Đường RSI vẫn đang trong xu hướng hồi phục, cùng với chỉ báo MACD phân kỳ cho thấy cổ phiếu đang đấu tranh gần ngưỡng 32.5.

Đường MA 20 đang tiệm cận đường MA 200, báo hiệu xu hướng hồi phục ngắn hạn mạnh để kiểm tra ngưỡng kháng cự 36 sau khi đã tích lũy quanh vùng giá 32.5-34.

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu DQC

CTCK BIDV (BSC)

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 với doanh thu CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) đa phần từ nội địa chiếm 93,7% tổng doanh thu tăng lên 436.67 tỷ đồng (tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước), chúng tôi đánh giá thị phần nội địa hiện đang cạnh tranh khá khốc liệt vì thế dự địa tăng trưởng của DQC không còn nhiều.

Doanh thu xuất khẩu hiện DQC không tập trung nhiều, chỉ chiếm 0,72% tổng doanh thu, đạt 3,3 tỷ (tăng 22.22% so với cùng kỳ) chủ yếu cho các nước trong khu vực Đông Nam Á như Myammar, Philippines, Campuchia và Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng triển vọng xuất khẩu đèn của DQC hiện không khả quan khi các đối thủ rất lớn tới từ Trung Quốc rất mạnh như Donghai, KEOU, DesinLite với giá LED rẻ hơn khoãng 50%. 

(1) Mảng đèn LED chiếm 45% tổng doanh thu, tăng trưởng 89% so với cùng kỳ. Giá bán đèn LED đang có xu hướng giảm do cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như Philips, Rạng Đông. 

2) Mảng đèn truyền thống chiếm 55% doanh thu. Hiện tại, người dân đang có xu hướng chuyển đổi từ đèn truyền thống sang đèn LED là 50% (DQC thuê 1 bên khảo sát thị trường làm), vì thế chúng tôi cho rằng doanh thu đèn truyền thống sẽ đi ngang và khó tăng trưởng nữa.

(3) Mảng đèn công nghệ hiện đang phát triển 3 dòng gồm (1) đqhome (2) Apollo (3) Homecare. Hiện tại, DQC đang đầu tư R&D nhiều cho công nghệ đèn mới nhưng doanh thu và lợi nhuận chưa cao.

DQC là công ty nội địa tiên phong trong lĩnh vực đèn mới này, và công ty đang kênh bán hàng thông qua các kiến trúc sư và chủ đầu tư như Him Lam và Nam Long để giới thiệu giải pháp công nghệ mới này tới khách hàng. Sắp tới, DQC hợp tác với Qualcomn cải thiện sản phẩm IOT và hợp tác với FPT ra mắt sản phẩm hệ điều hành bằng giọng nói cho Apollo.

Bên cạnh đó, DQC tập trung chăm sóc chuỗi bán hàng là nhà phân phối, đại lý và kênh e-commerce (lazada, sendo, tiki,v.v.) nhằm cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm 2018. Chúng tôi cho rằng chiến lược của DQC hiện đang phát triển R&D theo xu hướng công nghệ nhưng là doanh nghiệp tiên phong nên sẽ còn nhiều khó khắn cho DQC trong giai đoạn đầu.

Biên lợi nhuận gộp giảm còn 21,2% từ 23,3% do giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 335,7 tỷ (tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước) do giá giá nhựa tăng theo giá dầu và giá nhôm tăng theo giá vàng, nhưng giá chip Led tiếp tục giảm. 

Mặt khác, Nhà máy mới của DQC dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành tập trung sản xuất đèn LED với tổng chi phí đầu tư khoãng 600 tỷ đồng. Tổng công suất của DQC tăng lên 70 triệu sản phẩm/năm từ 30 triệu sản phẩm/năm và được miễn thuế 4 năm đầu hoạt động và giảm 50% thuế trong 9 năm sau.

Giá cổ phiếu DQC đóng cửa ngày 06/09/2018 tại mức 29.350 đồng/cp, tương đương P/E TTM là 9.65 và P/B là 0.85. Chúng tôi khuyến nghị theo dõi cổ phiếu DQC trong thời gian tới.

Khuyến nghị khả quan đối với BID

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi cho rằng đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 15% của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) sẽ được thông qua trong 6 tháng cuối năm và sẽ được phản ánh trong báo cáo cập nhật này.

Thu nhập lãi thuần BID dự kiến sẽ đạt tăng trưởng 23% so với năm 2017 nhờ NIM hợp nhất tăng 11 điểm cơ bản. Thu nhập phí thuần (bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại hối) dự kiến sẽ tăng thêm 23%.

Thu nhập ngoài lãi sẽ là yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng, mà chúng tôi cho rằng cả năm 2018, BID sẽ đạt tỷ lệ 30,3%, chủ yếu nhờ lãi từ chứng khoán kinh doanh và đầu tư (tăng 33,1%) và thu hồi nợ đã xử lý (tăng 34%)

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng BID dự kiến sẽ tăng 19,4% lên 17.700 tỷ đồng, tương đương 36,5% tổng thu nhập từ hoạt động. Nợ xấu được xử lý sẽ chiếm khoảng 1,1% tín dụng gộp.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu BID tiếp tục thấp tại mức 1,5%, số trái phiếu đặc biệt VAMC cuối năm 2018 dự kiến sẽ giảm xuống còn 5.800 tỷ đồng, giảm 40% so với trước đó một năm.

Vì vậy, chúng tôi giữ khuyến nghị khả quan dành cho BID và điều chỉnh giá mục tiêu lên 37.800 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ sinh lời 13,6%.

Khuyến nghị mua cổ phiếu POW

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu POW từ 18.500 đồng còn 16.200 đồng nhằm phản ánh mức lãi suất phi rủi ro cao hơn của thị trường Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu POW (upside 22%).

Lợi nhuận ròng 2018 ước tương đương thực hiện 2017. Trong đó, lỗ tỷ giá chưa thực hiện khá lớn và chi phí quản lý tăng xóa mòn đóng góp tích cực của yếu tố tăng trưởng sản lượng điện.

Năm 2019, chúng tôi dự phóng lợi nhuận ròng tăng 11% so với 2018, dựa trên kỳ vọng chi phí tài chính sụt giảm nhờ dư nợ vay dài hạn thấp hơn và tỷ giá VND/USD tăng nhẹ hơn.

Đối với dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 (NT3) và Nhơn Trạch 4 (NT4), mặc dù có nhiều lo ngại về tính hiệu quả khi chi phí khí nguyên liệu khá cao, chúng tôi cho rằng đây vẫn là những dự án được ưu tiên triển khai dựa trên (i) nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và (ii) sự giới hạn về trữ lượng khí hiện hữu trong khi tiến độ phát triển các mỏ khí mới khá chậm.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị phù hợp thị trường đối với NKG

CTCK Bản Việt (VCSC)

Kết quả kinh doanh 6 tháng 2018 của CTCP Thép Nam Kim (NKG) tiếp tục cho thấy mức chênh lệch lớn giữa doanh thu và lợi nhuận, với doanh thu tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng sản lượng ổn định, nhưng biên lợi nhuận giảm khiến lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm mạnh 34%, tương tự với các công ty khác trong ngành tôn mạ.

Chúng tôi dự báo tổng tăng trưởng sản lượng bán 18% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức doanh thu đạt 16 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 25%). Các nhà máy Nam Kim 3 và 4 vừa triển khai mang lại dư địa tăng trưởng sản lượng trong các năm tiếp theo mà không cần đầu tư để tăng công suất.

Cạnh trạnh tiếp tục gia tăng giữa các nhà sản xuất trong nước vốn đã thực hiện mở rộng công suất lớn trong giai đoạn 2016-2017, cùng với mức giảm biên lợi nhuận cao hơn dự kiến do chi phí đầu vào gia tăng, khiến chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2018 còn 434 tỷ đồng (giảm 39% so với mức cơ sở cao năm 2017).

Chúng tôi thận trọng kỳ vọng NKG sẽ không thanh toán cổ tức tiền mặt trong tương lai khi tiền mặt sẽ được giữ lại để thanh toán nợ và tài trợ vốn lưu động.

Tỷ lệ P/E 2018 tỏ ra hợp lý với mức 5,5 lần với triển vọng tăng trưởng thấp và bối cảnh cạnh tranh đầy thách thức.

Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh giảm khuyến nghị của NKG thành phù hợp thị trường và giảm giá mục tiêu 11% còn 14.000 đồng/CP, chủ yếu do tỷ lệ WACC cao hơn cùng với triển vọng tăng trưởng thấp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thị trường tôn mạ trong nước, và chi phí HRC (thép cuộn cán nóng) đầu vào cao.

Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu VRE

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Thị trường bất động sản bán lẻ nội địa còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, mang về dòng tiền ổn định nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao, cơ cấu dân số vàng và tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh.

Là công ty phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu tại việt Nam, với mạng lưới rộng cả nước. Đến thời điểm 31/07/2018, Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã VRE) vậnh hành 55 trung tâm thương mại với 1,3 triệu GFA (chiếm khoảng 60% thị phần cho thuê tại HCM và Hà Nội, theo Colliers International tại 30/6/2017) và nhiều mô hình đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các phân khúc tiêu dùng.

Được sự hỗ trợ mạnh về quỹ đất và uy tín từ tập đoàn mẹ Vingroup.

Năm 2018, VRE lên kế hoạch đạt 8.000 tỷ doanh thu thuần (tăng trưởng 75%), lợi nhuận sau thuế đạt 2.500 tỷ (tăng trưởng 17%). Trong đó, nửa đầu năm 2018, VRE đã hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 46% chỉ tiêu lợi nhuận ròng cho cả năm; với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3.133 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái) và 1.161 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái).

Chúng tôi định giá VRE ở mức 44.400 đ/cp tại cuối năm 2019. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 20% so với giá thị trường là 37,000 đồng. Khuyến nghị tăng tỷ trọng.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PVT

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán PVT) sẽ vận chuyển 25% dầu thô cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi đi vào hoạt động thương mại quý IV/2018. Ngoài ra, Lọc dầu Dung Quất vận hành liên tục trong năm 2018 đảm bảo mảng vận tải dầu thô tăng trưởng ở mức 30% cùng kỳ.

Hợp đồng cho thuê FSO Đại Hùng Queen được điều chỉnh tăng giá 21.7% và hợp đồng O&M FPSO Lewek Emas được tái ký thêm 5 năm khiến lợi nhuận gộp mảng FPSO tăng trưởng ấn tượng tăng trưởng 40%. Hợp đồng O&M cho CPP Sao Vàng – Đại Nguyệt cũng đã được ký kết, gia tăng lợi nhuận sau năm 2019.

Trong 3 năm đến, 8 nhà máy than đi vào hoạt động, gia tăng mạnh mẽ nhu cầu vận chuyển than từ 4-5 lần so với hiện tại, thúc đẩy mảng vận tải than của PVTrans. PVT có khả năng trúng thầu vào đảm nhận 20-30% khối lượng vận tải này.

PVN có kế hoạch thoái vốn tại PVTrans về mức 36% trong năm 2019.

Doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2018 đạt 3.881 tỷ đồng (tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 324 tỷ đồng (tăng trưởng 114,6%). Năm 2018, doanh thu của PVT ước đạt 6.840 tỷ đồng (tăng 11%), lợi nhuận sau thuế ước đạt 661 tỷ đồng (tăng trưởng 23,8%)

Dựa vào phương pháp P/E, chúng tôi định giá PVT ở mức 22.300đ/cp cuối 2019 với mức P/E tại 12x. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 34.3% so với giá thị trường là 17.350 đồng, bao gồm cổ tức 1.000 VND/cp. Khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu FPT

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức doanh thu 3.578 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 532 tỷ đồng (tăng trưởng 23%).

Nhật Bản tiếp tục là thị trường trọng điểm đóng góp 2.109 tỷ đồng (tăng trưởng 29%), chiếm tỷ trọng 59% doanh thu xuất khẩu phần mềm. FPT đã thực hiện mua lại 90% cổ phần của Công ty Intellinet – Top 4 Công ty tư vấn công nghệ của Mỹ với mục tiêu cung cấp các giải pháp công nghệ tổng thể với giá trị cao và toàn diện hơn cho khách hàng.

FPT sẽ hoàn thành việc chuyển đổi hoàn toàn cáp quang vào cuối năm nay và giữ mức tăng trưởng thuê bao ở mức tăng 16% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, khối giáo dục tiếp tục tăng trưởng với tổng số sinh viên học sinh đăng kí đạt 23 nghìn học sinh (tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái). Khối trung học ghi nhận 1.100 học sinh đăng kí nhập học (tăng 55%). Với khối phổ thông, FPT đã đầu tư mua lại toàn bộ hệ thống trường học quy mô 2.000 học sinh tại Cầu Giấy, Hà Nội.

Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của FPT trong năm 2018 có thể đạt 22.539 tỷ đồng (giảm 47% so với năm trước) và 2.905 tỷ đồng (giảm 18%) tương ứng.

Chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 của FPT có thể đạt 27.367 tỷ đồng và 3,509 tỷ đồng. Chúng tôi định giá FPT ở mức 58.000đ/cp cuối 2019. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 44% so với giá thị trường là 42.350 đồng. Khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG.

>> Tải báo cáo

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục