Sử dụng chỉ số Dividend Yield và NAV trong phân tích ĐTCK

Chỉ số Dividend Yield (gọi tắt là Yield) là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà nhà đầu tư đó mua.

Căn cứ trên mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch giá thì họ sẽ không quan tâm nhiều đến Yield;

Trong trường hợp này, nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này, họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.

- Trường hợp 2: nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó, Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.

Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không có mục tiêu sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hòa. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới, đồng nghĩa P/E không giảm nhiều, dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng giá cổ phiếu mình sở hữu sẽ  tăng trong tương lai.

 

Chỉ số NAV (viết tắt của Net Assest Value - giá trị tài sản ròng) bao gồm: vốn cổ đông (vốn điều lệ); vốn hình thành từ lợi nhuận để lại; vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào, trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

Ví dụ về việc sử dụng NAV trong việc ra quyết định đầu tư:

l Giả sử công ty có cổ phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 đồng có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất, có thể từ nguồn lợi nhuận để lại hay phát hành chênh lệch... Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá 120.000 đồng/CP thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó;

l Nếu NAV là 120.000 đồng/CP nhưng lợi nhuận công ty đạt cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng, khi đó sẽ có chia cổ tức, có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới;

l Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV, thì bạn có quyết định mua với 120.000 đồng/CP hay cao hơn không. Đây là quyết định tương đối khó khăn và chịu nhiều rủi ro, bởi nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá, phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh, thông tin chính xác về công ty trong tương lai để quyết định. Ở đây, chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư, đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".

Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC
Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,205.48 0.51 0.04% 94,253 tỷ
HNX 226.72 -0.85 -0.37% 863 tỷ
UPCOM 88.57 0.24 0.27% 291 tỷ