HOSE sẽ quản lý sàn vàng?

UBND TP.HCM vừa thống nhất sẽ kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính giao Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM quản lý sàn vàng tập trung tại TP.HCM, nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro cho người kinh doanh.
HOSE sẽ quản lý sàn vàng?

Giá vàng trên sàn thường thấp hơn giá vàng trên thị trường

Giá vàng trên sàn thường thấp hơn giá vàng trên thị trường Nguồn: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn và Trung tâm giao dịch vàng ACB - Đồ họa: Vĩ Cường
Nguồn: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn và Trung tâm giao dịch vàng ACB - Đồ họa: Vĩ Cường

Sàn vàng tìm bến đậu

TIN LIÊN QUAN

* Sàn vàng cạnh tranh hút khách

* Chính thức trình Thủ tướng cơ chế quản lý sàn vàng

* Sàn giao dịch vàng tại CTCK: Cấm vẫn mở!

* Nên quản lý sàn vàng thế nào?

* Tạm ngưng mở thêm sàn vàng

Một lãnh đạo của CT CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ cho rằng, hoạt động sàn vàng phải được quản lý. Chính phủ nên cân nhắc cơ quan quản lý cụ thể nào cho phù hợp. Nếu có quá nhiều cơ quan cùng quản lý dễ dẫn đến chồng chéo gây khó cho hoạt động của sàn vàng.

 

Cũng cùng ý kiến phải chọn nơi quản lý phù hợp, lãnh đạo sàn vàng của một ngân hàng (NH) đề nghị nên để NH Nhà nước quản lý sàn vàng. Theo vị này, ở hầu hết các sàn vàng, nơi cấp hạn mức tín dụng cho người kinh doanh là NH, khi NH kinh doanh vàng thì chịu sự giám sát của NH Nhà nước về thanh khoản, trạng thái rủi ro. Vì vậy, NH Nhà nước có đủ điều kiện và kinh nghiệm để quản lý hoạt động sàn vàng.

 

Theo tổng giám đốc một công ty đầu tư và kinh doanh vàng, lâu nay hoạt động của các sàn vàng đều lấy giá quốc tế làm cơ sở cho người kinh doanh chứ không theo diễn biến giá vàng trong nước. Khi đó, các NH có sàn vàng phải thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm và tự doanh trên thị trường thế giới để bảo đảm an toàn cho hoạt động của các sàn vàng, nhất là giải quyết lượng thừa mua, thừa bán trong ngày của sàn vàng. Khi NH thực hiện nghiệp vụ này cần sự quản lý và cấp phép của NH Nhà nước. Do vậy, để hoạt động sàn vàng an toàn, minh bạch tránh rủi ro cho cả NH và người kinh doanh thì nên để NH Nhà nước quản lý các sàn vàng.

 

Phải quản

 

Hơn 20 sàn vàng

 

Hiện cả nước có hơn 20 sàn vàng. Người kinh doanh tại sàn có những quan ngại khác nhau khi chọn sàn vàng để kinh doanh. Một giám đốc sàn vàng của NH nói rằng rủi ro về công nghệ, tính pháp lý và tính minh bạch là vấn đề người kinh doanh quan tâm khi chọn sàn, bên cạnh tính thanh khoản cao và dịch vụ rẻ.

Lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, đang xây dựng đề án về tổ chức quản lý sàn vàng tập trung trên địa bàn TP.HCM để trình các cơ quan chức năng. Sàn vàng có về chứng khoán hay không còn do cấp thẩm quyền quyết định. Nhưng lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM khẳng định, nơi này có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để quản lý hoạt động của các sàn vàng ở TP.HCM.

 

Cũng có chuyên gia nói rằng, các cơ quan chức năng vẫn quản lý nhà nước về sàn vàng theo thẩm quyền, còn Sở Giao dịch chứng khoán chỉ cung cấp hạ tầng cho giao dịch và giám sát thực hiện các giao dịch này theo quy định.

 

Trước đó, NH Nhà nước cho biết, trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của sàn vàng từ năm 2008 đến nay, cơ chế quản lý hoạt động sàn vàng đã được nơi này trình Chính phủ theo hướng NH Nhà nước quản lý hoạt động sàn giao dịch vàng, có sự tham gia của các tổ chức tín dụng dưới hình thức kinh doanh vàng tài khoản, Bộ Công thương quản lý hoạt động của sàn giao dịch vàng vật chất. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ tham gia xây dựng khung pháp lý quy định về việc mở sàn vàng của các công ty chứng khoán.

 

Việc xây dựng một mô hình quản lý các sàn vàng đã được đặt ra từ lâu, nhất là sau những sự cố về hệ thống giao dịch. Trong những vụ lùm xùm này người kinh doanh cho là họ bị thua thiệt do thiếu trọng tài - ở đây là các cơ quan quản lý nhà nước - phân xử.

 

Sàn vàng, nửa ảo nửa thật

 

Vàng giao dịch tại các sàn vàng là vàng tài khoản và có liên thông với thị trường vàng thế giới. Trong khi đó, NH Nhà nước chưa cho cá nhân được kinh doanh vàng tài khoản vì liên quan đến quản lý ngoại hối, việc nhập khẩu vàng phải có giấy phép, chịu thuế nhập khẩu. Hiện chỉ có tổ chức mới được kinh doanh vàng tài khoản với nước ngoài.

 

Nhưng sàn vàng sẽ không hoạt động được nếu không có cá nhân tham gia và không có mua bán với thị trường vàng thế giới. Vì thế, hiện nay hầu hết sàn vàng trong nước đều lách bằng cách quy định vàng kinh doanh trên sàn “vật chất” được quy ra lượng. Còn giao dịch giữa sàn vàng với thị trường vàng thế giới do các tổ chức thực hiện và cá nhân kinh doanh thông qua các tổ chức này. Với cách này, gần như cá nhân đã tham gia mua bán vàng tài khoản với thị trường thế giới.

 

Thế nhưng, trên thực tế hầu hết vàng mà cá nhân đã mua vào, bán ra đều nằm trên tài khoản. Hoạt động của sàn vàng thực chất là hoạt động đầu cơ, đầu cơ giá xuống (vay vàng bán chờ giá xuống mua lại) hoặc đầu cơ giá lên (vay tiền mua vàng chờ giá lên bán ra). Giá vàng trên sàn vàng theo sát giá vàng thế giới, ngược lại vàng miếng trong nước luôn có độ chênh do phụ thuộc tỉ giá, giấy phép nhập khẩu, cung - cầu vàng trong nước...

 

Vì vậy, giữa giá vàng tài khoản trên sàn vàng và giá vàng miếng do các công ty kinh doanh vàng bán ngoài thị trường luôn có độ chênh. Để xử lý độ chênh về giá phát sinh từ sự tồn tại hai loại vàng, các sàn vàng đều có quy định thu phí rút vàng. Mức phí biến động tùy theo độ chênh lệch giữa giá vàng tài khoản trên sàn và giá vàng miếng ngoài thị trường. Quy định này đã hạn chế tình trạng rút vàng từ tài khoản ra bán ngoài thị trường trong trường hợp giá ngoài thị trường cao hơn. Khi đề xuất này được nêu ra đã có nhiều ý kiến khác nhau nhưng vẫn có điểm chung, đó là phải quản lý các sàn vàng.


TT

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,207.63 2.66 0.22% 84,672 tỷ
HNX 226.96 -0.61 -0.27% 668 tỷ
UPCOM 88.67 0.34 0.39% 254 tỷ