Chứng khoán đồng loạt tăng sau dữ liệu tích cực

(ĐTCK)  Dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ được công bố giúp chứng khoán đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần trước, trong khi đây lại là tin xấu đối với vàng.

Dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ được công bố giúp chứng khoán đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần trước, trong khi đây lại là tin xấu đối với vàng.
Dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ được công bố giúp chứng khoán đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần trước, trong khi đây lại là tin xấu đối với vàng.
Chứng khoán đồng loạt tăng sau dữ liệu tích cực

Dữ liệu quản trọng nhất của nền kinh tế Mỹ trong tuần qua là bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 đã được công bố trong ngày cuối tuần với kết quả khả quan. Theo đó, số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho biết, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 209.000 việc làm trong tháng 7, cao hơn mức dự báo 183.000 của giới phân tích.

Dữ liệu vừa công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn rất ổn định và khiến Fed có thể bắt đầu kế hoạch cắt giảm lượng năm giữ danh mục trái phiếu trị gía 4.200 tỷ USD của mình trong tháng 9. Trong khi đó, khả năng cơ quan hoạch định chính sách này tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm trong tháng 12 đã tăng lên mức 50% từ mức 46% trước đó.

Với những dữ liệu vừa công bố, những ngành được hưởng lợi từ việc tăng lãi suất như ngân hàng, tài chính đều tăng mạnh trong phiên cuối tuần, giúp chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm sau phiên trái chiều hôm thứ Năm.

Tuy nhiên, đà tăng không mạnh khi nhà đầu tư thận trọng trước khả năng Fed tăng lãi suất và đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu tiêu dùng, tiện ích chăm sóc sức khỏe.

Kết thúc phiên 4/8, chỉ số Dow Jones tăng 66,71 điểm (+0,30%), lên 22.092,81 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,67 điểm (+0,19%), lên 2.476,83 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 11,22 điểm (+0,18%), lên 6.351,56 điểm.

Phố Wall tiếp tục có sự trái chiều trong tuần qua, trong đó, Dow Jones tiếp tục đà tăng mạnh 2,38% để liên tiếp thiết lập đỉnh cao mới, S&P 500 cũng đảo chiều tăng 0,17% sau khi giảm 0,02% tuần trước, trong khi Nasdaq tiếp tục có tuần giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 0,57%.

Tương tự chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần trước, trong đó chứng khoán Đức và Pháp tăng vọt.

Kết thúc phiên 4/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 36,94 điểm (+0,49%), lên 7.511,71 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 143,00 điểm (+1,18%), lên 12.297,22 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 72,95 điểm (+1,42%), lên 5.203,44 điểm.

Với chuỗi tăng ấn tượng trong tuần, chứng khoán châu Âu đều đồng loạt có tuần tăng điểm sau khi trái chiều tuần trước. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 đảo chiều tăng 0,79% sau khi giảm 1,13% trong tuần trước. Chỉ số CAC 40 tiếp tục tăng 0,47% - tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Chỉ số DAX tại Đức chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp bằng tuần tăng ấn tượng 1,68%.

Trên thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục có sự trái chiều, trong khi chứng khoán Nhật Bản giảm điểm do sức mạnh của đồng yên, thị trường chứng khoán Trung Quốc đảo chiều do nhóm bluechip hết lực, thì chứng khoán Hồng Kông vẫn duy trì đà tăng nhẹ.

Dù vậy, giới đầu tư nhìn chung vẫn tỏ ra thận trọng để chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ.

Kết thúc phiên 4/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 76,93 điểm (-0,38%), xuống 19.952,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,67 điểm (+0,12%), lên 27.526,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,85 điểm (-0,33%), xuống 3.262,08 điểm.

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm điểm tuần thứ 3 liên tiếp, trong khi chứng khoán Hồng Kông nối dài chuỗi tuần tăng điểm của mình, đặc biệt là chứng khoán Hồng Kông có tuần tăng điểm mạnh. Cụ thể, trong tuần, chỉ số Nikke 225 giảm 0,73%, chỉ số Hang Seng vẫn tăng 3,07%, chỉ số Shanghai Composite cũng tiếp tục tăng 0,74% - tuần tăng thứ 7 liên tiếp.

Với những thông tin tích cực từ thị trường lao động Mỹ vừa công bố làm khả năng Fed tăng lãi suất lên cao, cùng với việc cơ quan này giảm lượng nắm giữ trái phiếu đã khiến giá vàng chịu tác động tiêu cực và giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua.

Kết thúc phiên 4/8, giá vàng giao ngay giảm 9,5 USD/ounce (-0,75%), xuống 1.258,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 9,5 USD/ounce (-0,75%), xuống 1.258,3 USD/ounce.

Dù điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng giá vàng vẫn giữ được tuần tăng thứ 4 liên tiếp, dù biên độ tăng thấp hơn rất nhiều so với các tuần trước. Cụ thể, trong tuần qua, giá vàng giao ngay tăng 0,31%, giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 0,26%.

Tuy nhiên, với các thông tin bất lợi vừa công bố, giới đầu tư và phân tích đã có cái nhìn thận trọng hơn về xu hướng của giá vàng trong tuần này.

Cụ thể, trong cuộc thăm dò trực tiếp, có 17 chuyên gia thị trường trả lời, trong đó có 8 người, chiếm 48% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này, thấp hơn nhiều con số 71% của tuần trước. Có 7 người dự báo giá sẽ giảm trở lại, chiếm 41%, cao hơn nhiều con số 14% của tuần trước. Trong khi 2 người còn lại dự báo giá sẽ đi ngang, chiếm 12%.

Tương tự, trong cuộc thăm dò nhà đầu tư trực tuyến trong tuần này, có 714 người tham gia, trong đó có 342 người dự báo giá vàng sẽ tăng, chiếm 48%, thấp hơn nhiều so với con số 65% của tuần trước; 272 người, chiếm 38% dự báo giá vàng sẽ giảm, cao hơn so với con số 38% của tuần trước; 100 lượt, chiếm tỷ lệ 14% giữ quan điểm trung lập.

Trong khi đó, với thông tin số lượng giàn khoan của Mỹ trong tháng 7 chỉ tăng thêm 10 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016 đã hỗ trợ cho giá dầu thô tăng trở lại trong phiên cuối tuần qua sau phiên điều chỉnh hôm thứ Năm.

Kết thúc phiên 4/8, giá dầu thô Mỹ tăng 0,55 USD/thùng (+1,11%), lên 49,58 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,41 USD (+0,78%), lên 52,42 USD/thùng.

Với nhiều thông tin tích cực, giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp với mức tăng tương đương với tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm trước đó. Cụ thể, trong tuần qua, giá dầu thô Mỹ tăng 8,32% sau khi tăng 8,61% tuần trước và giá dầu thô Brent tăng 9,07% sau khi tăng 9,28% tuần trước đó.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục