Chứng khoán châu Á trở thành điểm nhấn hồi phục

(ĐTCK) Chứng khoán khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tăng 20% so với mức thấp nhất trong thời gian gần đây theo đà hồi phục chung của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Chứng khoán châu Á trở thành điểm nhấn hồi phục

Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã hồi phục 20% từ mức thấp nhất vào ngày 23/3, sau đà hồi phục đến từ Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành năng lượng cũng đã hồi phục sau diễn biến tiêu cực nhất trước đó, cùng với sự dẫn đắt chính của nhóm cổ phiếu ngành dược.

Chứng khoán châu Á là nơi đầu tiên đối mặt với sự hoảng loạn của nhà đầu tư khi là trung tâm bùng phát ban đầu của đại dịch Covid-19. Những quốc gia có liên kết thương mại và du dịch chặt chẽ hay phụ thuộc dòng vốn từ Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả bên cạnh đó là áp lực mất giá đồng nội tệ so với đồng USD cũng tạo ra nhiều hệ lụy.

Sau khi các chính phủ thực hiện hàng loạt chính sách kích thích để hỗ trợ nền kinh tế, nhiều nhà đầu tư đang xem xét tham gia trở lại trong khi cũng cân nhắc về làn sóng lây nhiễm khác khi các quốc gia châu Á mở cửa trở lại.

Chứng khoán châu Á trở thành điểm nhấn hồi phục ảnh 1

Biểu đồ chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương

Colin Harte, Giám đốc đầu tư tại BNP Paribas Asset Management cho biết: “Những chính sách tài khóa mạnh mẽ tạo điều kiện cho các thị trường chứng khoán châu Á hồi phục khi được bù đắp bởi phần rủi ro cho các cú sốc thanh khoản trong dài hạn của doanh nghiệp”.

Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã giảm 30% so với mức cao nhất trong tháng 1 do ảnh hưởng từ sự bùng phát của đại dịch khiến nến kinh tế rơi vào bế tắc. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán đối diện với áp lực giảm sốc mạnh khi phải kích hoạt biện pháp “rút phích” hoặc thậm chí đóng cửa thị trường lại, trở thành thị trường con gấu.

Các chính phủ và Ngân hàng Trung ương châu Á đã nổ lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tung ra nhiều gói hỗ trợ và cắt giảm lãi suất khẩn cấp. Trong động thái mới nhất, Ngân hàng Nhật Bản đã loại bỏ một hạn chế trong việc mua lại trái phiếu chính phủ và tăng cường mua nợ của công ty, mặc dù vậy nhà đầu tư vẫn thận trọng vì lo sợ lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm mạnh thời gian tới.

Pascal Blanque, Giám đốc đầu tư của Amundi cho biết: “Sự biến động mạnh sẽ vẫn giữ ở mức cao, mặc dù nó sẽ không khắc nghiệt như khi cuộc khủng hoảng xảy ra đầu tiên nhưng việc điều chỉnh danh mục đầu tư vẫn sẽ phải thực hiện theo diễn biến thị trường”.

Chỉ số khu vực vẫn giảm 14% kể từ đầu năm, cũng như nhà đầu tư phải điều chỉnh danh mục theo báo cáo lợi nhuận được cập nhập quý I/2020 và đưa ra đánh giá triển vọng sau báo cáo của doanh nghiệp.

Các công ty từ Bắc Kinh (Trung Quốc) tới Sydney (Úc) phải cho nhân viên nghỉ việc, làm việc tại nhà trong điều kiện cách ly xã hội bắt buộc. Các nhà phân tích của Fidelity International đang chuẩn bị cắt giảm ước tính thu nhập cả năm của 44% các công ty trên toàn cầu do ảnh hưởng của việc phong toả quốc gia.

Bên cạnh đó, Colin Harte, Giám đốc đầu tư tại BNP Paribas Asset Management nhận định: “Không chắc rằng các chỉ số cổ phiếu sẽ quay trở lại mức giá cao gần đây trong thời gian sắp tới”.

Vũ Duy Bắc / Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục