Các nhà đầu tư đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào ngày 3/5 và sau đó cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Trong 6 tháng tới, kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm thấp hơn so với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 tháng, đây là một đường cong lợi suất đảo ngược mà về mặt lịch sử đã từng là điềm báo của suy thoái kinh tế.
Nhưng, thị trường chứng khoán đã rũ bỏ nỗi lo suy thoái. Chỉ số S&P 500 đã tăng 14% kể từ mức đáy vào tháng 10/2022, trong đó cổ phiếu của một số công ty, chẳng hạn như các công ty công nghệ lớn đã hoạt động tốt hơn nhiều.
Vào tháng 3, Silicon Valley Bank (SVB) đã sụp đổ do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm giảm giá trị danh mục đầu tư trái phiếu của ngân hàng này. Kể từ đó, kỳ vọng lãi suất giảm đã khiến trái phiếu tăng giá, nhưng cổ phiếu ngân hàng này hầu như không phục hồi, cho thấy các nhà đầu tư vẫn thận trọng.
Thật khó để thấy tất cả những tín hiệu này có thể đúng như thế nào. Tương tự như vậy, thật khó để thấy tất cả họ có thể sai như thế nào. Thông thường, những thời điểm rủi ro nhất trong lĩnh vực tài chính không xảy ra khi các nhóm nhà đầu tư khác nhau có quan điểm cực kỳ trái ngược nhau, mà khi phần lớn trong số họ có cùng suy nghĩ.
Xu hướng đồng thuận gần như phổ biến đối với các cổ phiếu công nghệ khi bong bóng dotcom bùng phát. Hoặc ảo tưởng phổ biến trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 rằng chứng khoán hóa đã biến các khoản thế chấp rủi ro thành trái phiếu an toàn nhưng có lợi suất cao. Trong mỗi trường hợp, mức độ đồng thuận tạo tiền đề cho một “giao dịch đau đớn”: một cơn co giật của thị trường sẽ làm tổn thương gần như tất cả mọi người cùng một lúc.
Tuy nhiên, ngay cả trong số các quan điểm loại trừ lẫn nhau vào thời điểm hiện nay, vẫn có một kịch bản sẽ khiến vị thế của các nhà đầu tư trên mọi thị trường chịu thiệt hại cùng một lúc. Những giao dịch rủi ro và không thuận lợi vào năm 2023 sẽ được gây ra bởi một nền kinh tế mạnh mẽ và lãi suất cao duy trì.
Để biết lý do tại sao, hãy bắt đầu với việc các nhà đầu tư chuyên nghiệp định vị như thế nào về thị trường. Theo đó, Bank of America thực hiện một cuộc khảo sát hàng tháng về các nhà quản lý quỹ toàn cầu. Cuộc khảo sát tháng 4 cho thấy tâm lý của các nhà quản lý quỹ đã bi quan ở mức kỷ lục, trong khi thị trường chứng khoán lại trải qua diễn biến khả quan. Điều này phù hợp với các tín hiệu mâu thuẫn từ thị trường.
Nhìn chung, các nhà quản lý quỹ đã mua trái phiếu nhiều hơn bất cứ lúc nào kể từ tháng 3/2009 và đẩy lợi suất giảm xuống. Gần 2/3 các nhà quản lý quỹ cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong quý cuối năm nay hoặc quý đầu năm sau. Họ đang xa lánh cổ phiếu của các công ty tài chính hơn bất cứ lúc nào kể từ lần phong tỏa đầu tiên do Covid-19. Những ứng cử viên hàng đầu của họ cho giao dịch tập trung nhất là “mua cổ phiếu công nghệ lớn” và “bán khống cổ phiếu ngân hàng Mỹ”.
Mỗi một trong những vị thế này sẽ bị tổn hại bởi một nền kinh tế đang mạnh lên và lãi suất cao duy trì. Lợi suất dài hạn tăng sẽ buộc giá trái phiếu giảm và phá hỏng các đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất của Fed. Mặc dù danh mục đầu tư trái phiếu của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tăng trưởng ổn định và đường cong lợi suất dốc lên thay vì đảo ngược sẽ thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận cho vay và giúp cổ phiếu ngân hàng phục hồi.
Nếu không cắt giảm lãi suất, các công ty công nghệ lớn sẽ mất khả năng tiếp cận với các khoản vay giá rẻ và lợi suất trái phiếu cao hơn sẽ khiến những lời hứa không chắc chắn về doanh thu trong tương lai trở nên kém hấp dẫn hơn. Triển vọng lợi nhuận của các cổ phiếu công nghệ ngay lập tức có thể cải thiện. Nhưng với mức định giá đã cao ngất ngưởng, phạm vi hưởng lợi từ việc này của họ sẽ bị hạn chế.
Tuy nhiên, theo The Economist, chúng ta phải thừa nhận rằng kịch bản này không phải là kết quả có thể xảy ra nhất. Bản thân Fed nghĩ rằng lãi suất cuối cùng sẽ ổn định ở mức khoảng 2,5%. Các nhà đầu tư và chuyên gia dự đoán xu hướng diều hâu đang diễn ra là rất hiếm. Việc thắt chặt tiền tệ đã khiến thị trường toàn cầu lao dốc, nước Anh đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công và nước Mỹ đối mặt với tình trạng hỗn loạn ngân hàng. Ý tưởng rằng nền kinh tế vẫn phát triển ngay cả khi lãi suất vẫn ở mức cao hoặc tăng hơn nữa dường như là điều xa vời.
Trong khi đó, chính sách tiền tệ cũng có thể được thắt chặt trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại, và chỉ điều đó thôi cũng đủ khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro. Lạm phát mặc dù giảm nhưng vẫn chưa rõ ràng. Chủ tịch Fed, Jerome Powell đã quyết tâm không lặp lại sai lầm của những năm 1970 khi từ bỏ cuộc chiến chống lại sự tăng giá quá sớm.
Và không chỉ có các ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến lãi suất. Khi các chính trị gia tranh cãi về trần nợ của Mỹ, rủi ro ngày càng tăng khi họ tính toán sai, gây ra tình trạng vỡ nợ quốc gia và vô tình khiến chi phí đi vay tăng vọt. Điều này có vẻ giống như một rủi ro từ xa. Nhưng gần như theo định nghĩa, những giao dịch chịu thiệt hại luôn xảy ra.