Ngoài một vài lần rung lắc, các thị trường toàn cầu năm nay tỏ ra thờ ơ một cách đáng ngạc nhiên với những rủi ro chính trị - dù là sự xâm nhập của Nga vào Ukraine, sự hỗn loạn ở Iraq hay các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Hay là các thị trường vẫn có phản ứng? Quan sát kỹ hơn tác động đến các thị trường vốn từ mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga thì thấy có một câu chuyện khác: sự tê liệt và khan hiếm của các dòng chảy ngoại tệ mạnh.
Mặc dù việc đồng ruble rớt giá trong tuần qua làm dấy lên cảnh báo về sự tháo chạy của dòng vốn, nhưng những ảnh hưởng lớn hơn, cho đến nay, đã âm thầm lan rộng. Các ngân hàng phương Tây không còn sẵn sàng nói chuyện với công chúng về công việc kinh doanh của họ ở Nga. Tác động kinh tế cũng rất khó thống kê, do đồng ruble yếu đi làm giảm mức độ ảnh hưởng.
Tuy nhiên, cách thức mà trong đó, các thị trường nợ đi qua quá xa so với hành động của các chính trị gia, và trong ảnh hưởng trên diện rộng của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây dành cho Nga, đặt ra bài học về những gì xảy ra khi xung đột leo thang thành sự kiện địa chính trị trong thời đại toàn cầu hóa.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá hậu quả của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác, nhưng đáng để ghi nhớ thành bài học khi những sự kiện xảy ra ở cựu thuộc địa của Anh có thể leo thang thành bạo lực.
Sau vụ máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine hồi tháng 7, Mỹ và EU đã cấm các ngân hàng, công ty năng lượng và quốc phòng lớn nhất Nga được phát hành công cụ nợ có thời hạn đáo vượt quá 30 ngày tại các thị trường phương Tây. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp này đã vượt ra ngoài các công ty mục tiêu.
Kể từ đó, việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Nga đã bị ngừng hoàn toàn, theo Dealogic. Các ngân hàng Nga hoạt động ở London bị loại khỏi các hợp đồng tín dụng không phải của Nga. Các công ty Nga không còn niêm yết trên các sàn giao dịch Anh.
Cũng quan chức ngân hàng Nga phàn nàn rằng, Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã “chơi bẩn” bằng cách gây trở ngại cho các định chế của Nga. Andrei Kostin, Giám đốc điều hành VTB, ngân hàng lớn thứ hai của Nga, cũng đã cảnh báo hồi tháng 4 rằng, có một “động cơ chính trị” nằm sau những áp lực mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) gây nên cho hoạt động ở London của ngân hàng Nga này. BoE từ chối bình luận.
Việc tránh né “các biện pháp trừng phạt thị trường” sẽ là không khó đối với những người đi vay Nga. Các thị trường châu Á có thể là một lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, các ngân hàng Trung Quốc, vốn cũng cần tài trợ ngoại tệ, sẽ đề phòng rủi ro cho hoạt động của họ ở các thị trường châu Âu và Mỹ.
Mặc dù các công ty Nga có thể sẽ được tái cấp vốn bằng những đồng rouble in mới, hay dự trữ ngoại hối, việc bị loại khỏi các thị trường toàn cầu của nước này có thể sớm gây hậu quả. Các quan chức EU đã cảnh báo, chỉ riêng 3 ngân hàng lớn của Nga cũng sẽ cần 75 tỷ USD từ Ngân hàng Trung ương trong vòng 18 tháng tới. Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, tuần qua cho biết, có rất ít khả năng các biện pháp trừng phạt chính thức sẽ được nới lỏng sớm.
Nếu những căng thẳng chính trị ở Trung Quốc đe dọa mối liên kết kinh tế của nước này với phương Tây, hậu quả sẽ lớn hơn nhiều. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đến nay chưa đặt ra thách thức nào lớn bằng sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989. Tuy nhiên, khi đó, thế giới mới bước vào cuộc đua toàn cầu hóa. Từ sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers, mối quan hệ lâu đời giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại đã bị xói mòn. Hãy nhìn vào trường hợp của Nga, một nước chưa tham gia vào WTO, nhưng đang phải vật lộn để chống lại sự phong tỏa đối với các dòng tài chính.