Xuất khẩu không nên chỉ trông chờ vào Samsung

Kể từ khi Samsung xuất hiện ở Việt Nam, với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cực lớn, năm ngoái đạt 26,3 tỷ USD và năm nay dự kiến đạt 30 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể. Song khi các nhà máy này đã hoạt động ổn định, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thể đột biến như trước đây.
Nhiều năm nay, khi xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu, các cơ quan hoạch định chính sách trông cũng khá nhiều vào Samsung và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhiều năm nay, khi xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu, các cơ quan hoạch định chính sách trông cũng khá nhiều vào Samsung và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cho dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính và linh kiện vẫn đang ở mức rất cao, tương ứng tăng 34,3% và 52,8% so với cùng kỳ năm trước, song đã bắt đầu có những cảnh báo về việc không thể chỉ trông chờ vào các nhóm hàng này, cũng như vào đơn lẻ các doanh nghiệp - ví như Samsung - để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. 

Đây là một thực tế cần tính tới, dù mấy năm qua, đặc biệt kể từ năm 2012, khi Samsung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, đến nay, kim ngạch xuất khẩu củadoanh nghiệp này đã tăng đột biến, từ 12,72 tỷ USD năm 2012 lên 23,9 tỷ USD năm 2013, 26,3 tỷ USD năm 2014 và dự kiến đạt 30 tỷ USD trong năm nay, đóng góp khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, qua đó đẩy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam lên cao.

Nhiều năm nay, khi xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu, các cơ quan hoạch định chính sách trông cũng khá nhiều vào Samsung và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Với việc sau 9 tháng, cả nước mới đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 120,7 tỷ USD, thì để có thể hoàn thành mục tiêu, áp lực trong 3 tháng cuối năm là rất lớn, bình quân phải đạt 14,7 tỷ USD/tháng. Đây là một con số không dễ đạt được, khi mà trong những tháng gần đây, xuất khẩu tháng sau có xu hướng giảm so với tháng trước.

Câu chuyện còn nằm ở chỗ, chuyện tăng trưởng xuất khẩu không phải chỉ các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng là được, mà phụ thuộc rất lớn vào thị trường xuất khẩu và hiện nay, quan trọng nhất là giá cả hàng hóa xuất khẩu.

9 tháng đầu năm, nếu loại trừ yếu tố giá cả, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu có thể đạt 125,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 12,6% của 9 tháng năm 2014, và đương nhiên là cao hơn mục tiêu đề ra. Song chỉ số giá xuất khẩu 9 tháng năm 2015 đã giảm tới 3,86% so với 9 tháng năm 2014 và đây là yếu tố khách quan, không thể nhờ nỗ lực mà thay đổi được.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không như dự báo có thể cũng tác động tới nhu cầu của thị trường toàn cầu, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Như vậy, khó chồng khó, chưa kể những yếu kém, hạn chế nội tại của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, như giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là hàng gia công, lắp ráp, năng lực cạnh tranh chưa cao… Thêm nữa, trong bối cảnh năng lực xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã tới hạn, thì cũng không thể quá kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng điện tử, điện thoại di động như những năm qua.

Kể từ khi Samsung xuất hiện ở Việt Nam, với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cực lớn, năm ngoái đạt 26,3 tỷ USD và năm nay dự kiến đạt 30 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể. Song khi các nhà máy này đã hoạt động ổn định, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thể đột biến như trước đây, thì dù giá trị tuyệt đối đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước vẫn cao, nhưng xét về gia tốc tăng thêm thì không thể cao như trước. Đây cũng là điều cần lưu ý.

Quan trọng hơn, cũng không thể không nhắc tới việc trong khi khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang thắng thế, với kim ngạch xuất khẩu 85,2 tỷ USD, chiếm 70,6% và tăng 15,8%, thì khu vực trong nước lại lép về với chỉ 35,5 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng, trong khi xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 10,5 điểm phần trăm vào mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thì khu vực kinh tế trong nước lại làm giảm 0,9 điểm phần trăm. Sự trái ngược này khiến dư luận không khỏi quan ngại.

Thực tế trên cho thấy, trong khi không thể chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sụt giảm nhu cầu thị trường thế giới, hay giá cả hàng hóa xuất khẩu, thì phải bù đắp cho sự thiếu hụt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng sự lực của khu vực doanh nghiệp trong nước.

Nếu khu vực trong nước có năng lực cạnh tranh cao hơn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn, chủ động trong tìm kiếm và thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu mới, thì xuất khẩu của Việt Nam không còn mối lo không đạt kế hoạch.

Hà Nguyễn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục