Hầu hết các mặt hàng hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng sau khoảng thời gian trầm lắng, do sự cố thẻ vàng về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cụ thể, sau khi bị cảnh báo thẻ vàng của EU, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này chững lại trong 2 tháng cuối năm 2017. Đặc biệt, trong tháng 12/2017, xuất khẩu đã giảm 18% sau khi tăng mạnh trong cả năm. Tương tự, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU trong quý 4/2017 cũng giảm 3,6%, chỉ đạt trên 23 triệu USD.
Tuy nhiên, bước sang tháng 1/2018, xuất khẩu cá ngừ sang EU đã phục hồi trở lại. Cùng với các thị trường khác đưa tổng xuất khẩu cá ngừ trong tháng tăng mạnh gần 21% đạt gần 41 triệu USD, sau khi chỉ tăng 1% trong tháng 12/2017.
Cụ thể, sau khi bị cảnh báo thẻ vàng của EU, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này chững lại trong 2 tháng cuối năm 2017. Đặc biệt, trong tháng 12/2017, xuất khẩu đã giảm 18% sau khi tăng mạnh trong cả năm. Tương tự, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU trong quý 4/2017 cũng giảm 3,6%, chỉ đạt trên 23 triệu USD.
Tuy nhiên, bước sang tháng 1/2018, xuất khẩu cá ngừ sang EU đã phục hồi trở lại. Cùng với các thị trường khác đưa tổng xuất khẩu cá ngừ trong tháng tăng mạnh gần 21% đạt gần 41 triệu USD, sau khi chỉ tăng 1% trong tháng 12/2017.
Dù có tín hiệu tăng trưởng tốt, song xuất khẩu hải sản sang thị trường EU được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU trong tháng 1 cũng phục hồi mạnh góp phần đưa tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc trong tháng tăng trưởng 5%.
Xuất khẩu cá biển và các hải sản khác (trừ nhuyễn thể) cũng tăng đáng kể trong tháng 1. Xuất khẩu cá biển tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 106 triệu USD, cua ghẹ và giáp xác khác tăng gần 7% đạt trên 8 triệu USD.
Dù có tín hiệu tăng trưởng tốt, song xuất khẩu hải sản sang thị trường này được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. EU hiện đang tăng cường kiểm tra giấy Chứng nhận khai thác (C/C) của các lô hàng hải sản Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Đã có một số bộ hồ sơ của các doanh nghiệp bị cơ quan thẩm quyền EU phản hồi đề nghị cơ quan thẩm quyền Việt Nam xác minh lại thông tin trên C/C.
Hiện Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai các giải pháp lấy lại “thẻ xanh” cho hải sản Việt Nam ở thị trường EU. Mới đây nhất, các doanh nghiệp hải sản Việt Nam đồng loạt treo "Bản cam kết chống khai thác IUU" tại cổng công ty hoặc cửa nhà máy chế biến.
Nội dung của Bản cam kết được ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cụ thể, "Công ty cam kết chống khai thác IUU - Công ty chúng tôi cam kết không khai thác bất hợp pháp, thu mua, chế biến và xuất khẩu các nguyên liệu-sản phẩm hải sản có nguồn gốc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định."
Đây là một trong những hành động thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam chống khai thác IUU, bảo vệ uy tín sản phẩm hải sản xuất khẩu và vì sự phát triển bền vững của nghề cá Việt Nam.
Hiện Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai các giải pháp lấy lại “thẻ xanh” cho hải sản Việt Nam ở thị trường EU. Mới đây nhất, các doanh nghiệp hải sản Việt Nam đồng loạt treo "Bản cam kết chống khai thác IUU" tại cổng công ty hoặc cửa nhà máy chế biến.
Nội dung của Bản cam kết được ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cụ thể, "Công ty cam kết chống khai thác IUU - Công ty chúng tôi cam kết không khai thác bất hợp pháp, thu mua, chế biến và xuất khẩu các nguyên liệu-sản phẩm hải sản có nguồn gốc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định."
Đây là một trong những hành động thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam chống khai thác IUU, bảo vệ uy tín sản phẩm hải sản xuất khẩu và vì sự phát triển bền vững của nghề cá Việt Nam.