Xem xét gia hạn áp thuế tự vệ với dầu thực vật nhập khẩu

Cục Quản lý cạnh tranh đã ra thông báo về thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam.     
Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Gần 3 năm trước, ngày 23 tháng 8 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau vào Việt Nam.

Nguyên đơn của vụ việc áp thuế tự vệ dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2012 chính là Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), vốn chiếm 28,27% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, cùng một số công ty khác ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Vocarimex, gồm Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.

4 công ty gồm Vocarimex, Tường An, Cái Lân, Nhà Bè hiện chiếm 97,81% tổng sản lượng sản xuất hàng hoá tương tự với dầu thực vật nhập khẩu.

Tới tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 8287/QĐ-BCT thông báo về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nêu trên.

Quyết định 8287/QĐ-BCT nêu rõ, mức thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện kể từ ngày 8/5/2016 – 7/5/2017 sẽ áp mức thuế 2%. Từ 8/5/2017 trở đi, nếu không gia hạn, mức thuế sẽ về 0%.

Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Hồ sơ phải được gửi cho Bộ Công Thương chậm nhất là 06 tháng trước ngày biện pháp tự vệ hết hiệu lực.

Trong vụ việc này, nếu ngành sản xuất trong nước thấy cần gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ phải gửi Hồ sơ yêu cầu gia hạn cho Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10.1 và Điều 26 của Pháp lệnh 42 trước ngày 08 tháng 11 năm 2016.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục