VN-Index giảm mạnh, than hồng hay lửa ấm?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khoảng 14.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu được trao tay ngay trong buổi sáng nay trên 2 sàn HOSE và HNX. Người bán liệu có phải chốt được ở giá cao, còn người mua liệu có mua đúng đỉnh để ôm cục "than hồng"?
VN-Index giảm mạnh, than hồng hay lửa ấm?

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 24/12, chỉ số VN-Index giảm 15,54 điểm về 1.063,36 điểm, trong đó độ rộng thị trường nghiêng về những mã giảm điểm. Trên sàn HOSE có 382 mã giảm, 41 mã tham chiếu và chỉ có 59 mã xanh.

Có thể thấy thị trường đã đảo chiều khá nhanh so với những phiên đầu tuần khi sự hưng phấn lên đỉnh điểm, xuất hiện hàng loạt các cổ phiếu tăng kịch trần.

Nhiều tín hiệu cảnh báo đảo chiều trước phiên giao dịch ngày 24/12

Biểu đồ chỉ số VN-Index

Biểu đồ chỉ số VN-Index

Trước phiên giao dịch đảo chiều xu hướng ngày 24/12, thị trường đã trải qua chuỗi tăng điểm mạnh mà không điều chỉnh từ cuối tháng 10/2020 đến thời điểm hiện tại.

Thị trường chỉ thực sự bùng nổ trong giai đoạn đầu tháng 12 trở đi khi các thông tin hiệu quả sử dụng vắc xin, cũng như vắc xin Covid-19 bắt đầu được tiêm chủng ở các quốc gia phát triển, điều này mở ra kỳ vọng về kinh tế sớm bước vào chu kỳ mở rộng mới hậu Covid-19. Trong giai đoạn bùng nổ này, thị trường tiếp tục phớt lờ đi những lo ngại về dịch vẫn tiếp tục gia tăng, cũng như có chủng virus mới đe doạ quá trình mở cửa nền kinh tế.

Ngay sau khi chứng kiến thêm câu chuyện kỳ vọng hồi phục kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bùng nổ vượt vùng 1.026-1.035 điểm, vùng đỉnh lịch sử năm 2019 và tiếp tục cho thấy dấu hiệu thanh khoản cao với những phiên giao dịch lên tới 14.500 tỷ đồng/phiên, trước đây thị trường chỉ giao dịch 6.000-7.000 tỷ đồng/phiên là thanh khoản cao.

Bên cạnh yếu tố thanh khoản cao, câu chuyện kỳ vọng của thị trường đã giúp thị trường bùng nổ nhưng kèm theo đó là những tín hiệu cảnh báo đảo chiều từ thị trường ngày một lớn hơn mà nhà đầu tư phớt lờ đi.

Đầu tiên, các chỉ báo kỹ thuận RSI, MACD cho thấy quá mua kéo dài, điều này tiếp tục duy trì và tạo thói quen cho nhà đầu tư chỉ tập trung vào các cổ phiếu tăng, kỳ vọng tiếp tục tăng nữa. Khi thói quen được hình thành, nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh mua vào cổ phiếu tăng nóng, điều này dẫn tới thanh khoản tăng cao kỷ lục ở từng cổ phiếu riêng lẻ, cũng như tổng thể thị trường.

Thứ hai, tâm lý dễ dãi của giới đầu tư khi quyết định giải ngân. Nếu như giai đoạn thị trường mới bắt đầu sóng tăng, nhà đầu tư sẽ lựa chọn cổ phiếu định giá thấp, hoạt động kinh doanh ổn định và hưởng lợi từ môi trường kinh tế mới. Tuy nhiên, sau đó khi kiếm được lợi nhuận, sự tự tin tăng lên quyết định đầu tư sẽ dễ dàng hơn, nhà đầu tư sẽ tập vào các cổ phiếu có games, có câu chuyên kỳ vọng mà thực tế để hưởng lợi lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Chính vì có lợi nhuận, nên sự tự tin tăng lên và nhà đầu tư quyết định đầu tư dễ dãi hơn. Điều này đã diễn ra mạnh mẽ hơn trong 2 tuần trở lại đây khi các cổ phiếu có kết quả kinh doanh đi xuống, cổ đông lớn đồng loạt bán ra như FRT, HBC, VHC, DXG … nhưng giá cổ phiếu lại được kéo tăng mạnh.

Thứ ba, thanh khoản thị trường liên tục tăng cao kỷ lục, hệ thống vào lệnh với sở gặp sự cố phiên ATC ngày 17/12, kể từ đó tới nay nhà đầu tư chủ yếu giao dịch phiên sáng, phiên chiều lệnh vào chậm và thanh khoản chạm mốc 14.500 tỷ đồng/phiên thì có dấu hiệu lệnh không vào được nữa. Điều này đặt ra kịch bản thanh khoản tăng cao, sự hưng phấn nhà đầu tư tăng cao là cơ hội cho những nhà đầu tư lớn, tổ chức tranh thủ bán ra. Trong khoảng hai tuần trở lại đây, các lãnh đạo và người thân doanh nghiệp đăng ký bán ra cổ phiếu, doanh nghiệp bán cổ phiếu quỹ như DIG, VNM, FCN, HAX … bán cổ phiếu quỹ, các quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital liên tục thoái tại VHC, DXG, KDH, HPG … Chứng khoán SSI giảm sở hữu Tập đoàn PAN ….

Trong lịch sử, mỗi khi thị trường gặp sự cố giao dịch, điều này đều thể hiện thanh khoản tăng cao và là cơ hội tuyệt vời để những tổ chức lớn sở hữu nhiều cổ phiếu tranh thủ giảm sở hữu.

Với những dấu hiệu như trên, nhịp giảm điểm hiện tại của thị trường là dễ hiểu và cũng chỉ mới giai đoạn đầu.

Nhà đầu tư mất tiền vì lòng tham?

Ở mỗi giai đoạn của thị trường sẽ có mỗi xác suất kiếm lời khác nhau, nếu như giai đoạn đầu sóng sẽ có xác suất kiếm tiềm cao nhất với biên an toàn cao vì nhà đầu tư mua cổ phiếu định giá thấp, tuy nhiên khi cổ phiếu càng tăng cao, rủi ro sẽ gia tăng.

Chính vì vậy, không phải giai đoạn nào cũng phù hợp với mục tiêu kiếm tiền, giai đoạn thị trường tăng cao, sự hưng phấn tăng mạnh là lúc nhà đầu tư cần đặt yêu cầu bảo vệ tài khoản, bảo vệ tiền hơn yêu tiên kiếm tiền.

Thông thường ở giai đoạn thị trường mới giảm điểm, nhà đầu tư thường gặp hai sai lầm lớn. Thứ nhất, thực hiện bắt đáy quá sớm do chỉ nhớ tới đỉnh vừa hình thành của cổ phiếu mà quên đi rằng cổ phiếu từ đáy đã tăng mạnh, điều này sẽ tạo rủi ro lớn.

Thứ hai, sự hối tiếc vì không bán được giá cao và tiếp tục nắm giữ kỳ vọng cổ phiếu sẽ sớm quay lại đỉnh cũ để bán được giá tốt, cổ phiếu giảm qua mức chịu đựng sẽ chuyển sang danh mục đầu tư thụ động và là nhà đầu tư giá trị (nắm giữ cổ phiếu).

Có thể thấy sau giai đoạn tăng nóng của thị trường, khác biệt giữa nhà đầu tư kinh nghiệm và nhà đầu tư mới là biết bảo vệ tài khoản, biết dừng đúng thời điểm và kiểm soát lòng tham của bản thân trước cám dỗ của thị trường.

Tất nhiên, thị trường là khó thể nói trước, vì như câu nói "biết trước đã giàu", ôm "than hồng" hay "lửa ấm ngày tuyết rơi" phải cần thêm thời gian để xác nhận.

Vũ Duy Bắc

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ