Kết quả của tình trạng cung vượt cầu là nhiều DN xi măng đang trong tình trạng thua lỗ nặng. Điển hình như một số công ty xi măng thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt
Với thực trạng cung vượt cầu trong ngành xi măng nói chung, kết quả kinh doanh của các công ty xi măng nói trên đều thua lỗ. Đối với Xi măng La Hiên, theo BCTC năm 2012, Công ty có doanh thu 646 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 20,3 tỷ đồng. Năm trước đó, Xi măng La Hiên chỉ hòa vốn và không chia cổ tức, với tình hình thua lỗ của năm 2012, DN này cũng không thể lấy đâu ra tiền để chia cổ tức cho cổ đông. Không chỉ có vậy, để đầu tư dây chuyền số 2, Xi măng La Hiên đã phải vay nợ khoảng 700 tỷ đồng, đến nay, theo BCTC năm 2012, Xi măng La Hiên có nợ ngắn hạn là 246,8 tỷ đồng, nợ dài hạn là 394 tỷ đồng.
Đối với CTCP Xi măng Quán Triều, năm 2012, Công ty có doanh thu 550 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 35,2 tỷ đồng. Năm trước đó, Công ty cũng lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 27,5 tỷ đồng. Sang năm 2013, Công ty đặt mục tiêu… tiếp tục lỗ thêm 22 tỷ đồng, trong khi doanh thu tăng lên mức 570 tỷ đồng.
Không chỉ thua lỗ, các công ty này đều là những DN kém minh bạch trong hoạt động công bố thông tin. Xi măng La Hiên là công ty đại chúng nhưng việc công bố thông tin không đầy đủ theo đúng quy định. Thậm chí, từng có việc một nhóm cổ đông của công ty này đã đâm đơn khiếu kiện lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về việc Xi măng La Hiên không công bố thông tin. Đến nay, trên website của Công ty cũng chỉ công bố một số thông tin từ năm 2010, trong khi Công ty đã cổ phần hóa từ năm 2006. Đối với Xi măng Quán Triều, Công ty có hơn 600 cổ đông nhưng cũng không đăng ký công ty đại chúng với UBCK, không có website, không công bố thông tin với cổ đông.