VDB xóa lãi phạt 337 tỷ đồng trong vụ 7 đại gia thủy sản chiếm đoạt nghìn tỷ

Tổng thiệt hại của VDB Minh Hải do bị 7 đại gia thủy sản ở Cà Mau chiếm đoạt là 1.406 tỷ đồng gồm nợ gốc 713 tỷ đồng, tiền lãi 691 tỷ đồng. VDB Việt Nam quyết định xóa lãi phạt cho các doanh nghiệp số tiền 337 tỷ đồng.
7 doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Sinh, Công ty Việt Hải, Công ty Ngọc Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Đại Dương, Công ty Nam Thành và Công ty Nhật Đức. 7 doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Sinh, Công ty Việt Hải, Công ty Ngọc Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Đại Dương, Công ty Nam Thành và Công ty Nhật Đức.

Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cà Mau, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được xác định là nguyên đơn dân sự.

Theo cáo buộc, tổng thiệt hại của VDB Minh Hải bị chiếm đoạt là 1.406 tỷ đồng, nợ gốc là 713 tỷ đồng, tiền lãi là 691 tỷ đồng. Theo quyết định của Thủ tướng phê duyệt đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của ngân hàng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, VDB Việt Nam xóa lãi phạt cho các doanh nghiệp là 337 tỷ đồng.

Do VDB Việt Nam là nguyên đơn dân sự, việc xóa lãi phạt là có căn cứ. Tổng thiệt hại vụ án được xác định giảm trừ còn 1.069 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, 16 bị can gồm giám đốc, phó giám đốc , nhân viên tại 7 doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 8 bị can khác nguyên là lãnh đạo, nhân viên VDB Minh Hải bị truy tố tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

7 doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Sinh, Công ty Việt Hải, Công ty Ngọc Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Minh Châu, Công ty Đại Dương, Công ty Nam Thành và Công ty Nhật Đức.

Do VDB Việt Nam là nguyên đơn dân sự, việc xóa lãi phạt là có căn cứ. Tổng thiệt hại vụ án được xác định giảm trừ còn 1.069 tỷ đồng.

Cáo trạng thể hiện, trong các năm 2009-2011, lợi dụng chính sách của nhà nước, 7 doanh nghiệp trên lập hồ sơ khống nhằm vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Minh Hải. Số tiền vay được sử dụng trả nợ cho các khoản vay đến hạn tại VDB Minh Hải và các ngân hàng thương mại khác hoặc mục đích cá nhân, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Bằng thủ đoạn gian dối, nhóm bị can chiếm đoạt của VDB Minh Hải tổng số tiền 1.069 tỷ đồng.

Để xảy ra sự việc, nhóm lãnh đạo, cán bộ của VDB Minh Hải bị cáo buộc không thực hiện đầy đủ các quy trình bắt buộc trong hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu, gây hậu quả thiệt hại tài sản lớn cho nhà nước.

Trong đó, ông Trịnh Tuấn Mẫn – nguyên giám đốc VDB Minh Hải giữ vai trò chính và bị truy tố ký 70 hồ sơ thẩm định cho vay hơn 376 tỷ đồng, ký 90 hợp đồng tín dụng xuất khẩu cho vay 672 tỷ đồng và ký 61 hồ sơ giải ngân 240 tỷ đồng.

Được biết, VDB Minh Hải là đơn vị 100% vốn nhà nước, thành lập năm 2008 trên cơ sở sáp nhập chi nhánh VDB Cà Mau và Bạc Liêu. Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn quản lý.

Trước năm 2009, hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu của chi nhánh có những dấu hiệu mất an toàn nguồn vốn. Các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh xuất khẩu nhưng sử dụng sai mục đích, mua sắm tài sản, đất đai, xây dựng nhà xưởng… dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Cuối năm 2009-2010, VDB Việt Nam kiểm tra xác định dư nợ tại Chi nhánh VDB Minh Hải là 1.173,4 tỷ đồng, nợ quá hạn 1.055,5  tỷ đồng.

Nguyên nhân nợ quá hạn, nợ xấu là do sai phạm trong hoạt động cho vay của một số cán bộ VDB Minh Hải. Kiểm tra thấy do thực hiện việc thắt chặt tín dụng, VDB Việt Nam điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng xuất khẩu đối với toàn hệ thống, trong đó có VDB Minh Hải khiến hoạt động xuất khẩu của DN xuất khẩu thủy sản trên địa bàn gặp khó khăn.

Ban Tổng giám đốc VDB Việt Nam đã chỉ đạo việc cho các doanh nghiệp đang có doanh số xuất khẩu trên 5 triệu USD tiếp tục được vay vốn để tránh lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, cho phép chi nhánh giải ngân cho khách hàng có nợ quá hạn đồng thời với việc thu nợ, giảm dần dư nợ và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, nâng tỷ lệ tài sản từ 15% lên 30% dến 100% cho các khoản giải ngân mới.

Tại từng thời điểm khi VDB Minh Hải đề nghị cho vay đối với doanh nghiệp có nợ quá hạn, VDB Việt Nam đều có văn bản chỉ đạo, quy định chặt chẽ về điều kiện cho vay.

Đỗ Mến

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục